Phong cách thiết kế nội thất Minimalism – Phong cách tối giản là một trong những phong các có ảnh hưởng nhất hiện nay. Nếu bạn thấy rằng công việc tuyệt nhất khi rảnh rỗi là dọn dẹp, nếu sự lộn xộn, hỗn loạn trong phòng làm cho bạn cảm thấy khó chịu và bạn yêu thích những đường nét đơn giản trong kiến trúc thì phong cách này thực sự phù hợp với bạn.
Bạn đang đọc: Phong cách thiết kế nội thất Minimalism – Tối giản nhưng đẳng cấp
Contents
Phong cách thiết kế nội thất Minimalism là gì?
Minimalism – Chủ nghĩa tối giản. Phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng phải đến khi Mies Van de Rohe xuất hiện, một trong những KTS huyền thoại của thế giới, chủ nghĩa tối giản tối thiểu mới được nâng lên một tầm ảnh hưởng rộng khắp.
Ông nổi tiếng với câu nói : “ Less is more” – ít tức là nhiều. Với ngụ ý cho rằng, trong tư duy và thiết kế, giản lược về mọi thứ là một việc làm đúng đắn.
Phong cách thiết kế nội thất Minimalism có nghĩa là bố trí phòng có càng ít đồ đạc và chi tiết càng tốt. Các yếu tố chính của phong cách này là sự chú ý đến hình dạng, màu sắc và vật liệu.
Việc phân chia không gian thành các phòng, đồ nội thất hoặc vách ngăn bằng kính đóng vai trò quan trọng. Thiết kế nội thất phong cách tối giản hiện đại được thực hiện dựa trên các dạng hình học sắc nét và bất đối xứng.
Nguyên tắc cơ bản trong phong cách thiết kế nội thất Minimalism
“Less is more” – Ít là nhiều
Câu nói được coi là Slogan của phong cách này chính là “Less is more” – Ít là nhiều. Được hiểu là, nội thất thiết kế theo phong cách này sẽ giản lược tối đa về mặt chi tiết, mọi thứ đều lấy gọn gàng, phong cách tối giản làm tiền đề.
Đi ngược lại các tiêu chuẩn tranh trang trí, vật dụng decor trong phong cách thiết kế nội thất Vintage, phong cách này hướng đến việc loại bỏ các vật dụng thừa thãi nhằm giữ lại một không gian trống hoàn hảo.
Ngoài ra, các đồ dùng có ý nghĩa công năng sẽ được hạn chế và thay vào đó là đồ dùng đa năng, thông minh với thiết kế đơn giản, gọn gàng, tiện nghi.
Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi.
Hạn chế màu sắc
Đúng như tên gọi của nó, phong cách nội thất tối giản là mọi thứ đều được hạn chế đến mức tối thiểu, ngay cả về màu sắc cũng vậy. Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách Minimalism: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng.
Sự tương phản giữa các gam màu trung tính và các thành phần trang trí cũng tạo ra nét độc đáo cho không gian và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau.
Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong cách thiết kế nội thất Minmalism như một phong nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn.
Dùng ánh sáng làm nội thất
Trong tất cả các thiết kế nội thất, ánh sáng luôn là một yếu tố quan trọng để tạo hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ, tất nhiên Minimalism không phải là ngoại lệ.
Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác.
Tìm hiểu thêm: “Tất tần tật” Những điều thú vị về tủ quần áo mà bạn nên quan tâm
Để tạo được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ tốt nhất thì người thiết kế có thể định hướng ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước.
Ngoài ra, các kiến trúc sư có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo được chọn lọc một cách cẩn thận để nhấn mạnh được hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.
Sử dụng đồ nội thất tối giản
Các đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ đồ, kệ tivi,…luôn được hạn chế tới mức tối đa nhất. Hầu hết những món đồ nội thất theo phong cách Minimalism đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế.
Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong.
Bí quyết trang trí nhà theo phong cách thiết kế nội thất Minimalism
Không gian sống gọn gàng
Đồ đạc để lộn xộn xung quanh bạn không chỉ gây khó khăn cho việc thư giãn, mà còn làm cho việc tìm kiếm những thứ bạn cần trở nên khó khăn. Tất cả khiến cho cuộc sống bạn trở nên căng thẳng, có rất nhiều đồ đạc trang trí đồng nghĩa với việc chứa nhiều bụi bặm.
Thay vào đó, việc sở hữu một căn hộ theo phong cách thiết kế nội thất Minimalism – Tối giản, sẽ dễ dàng hơn để giữ gìn vệ sinh và ngăn nắp, đồ đạc của bạn sẽ được cất đâu vào đấy.
Hãy đặt những đồ đạc vào những chỗ thiết thực thay vì để chúng nằm trên lối đi trong nhà bạn. Sử dụng giỏ, khay và các hộp chứa khác để giữ cho đồ đạc của bạn được sắp xếp hợp lý và dễ tìm. Hãy cân nhắc mua đồ nội thất cho những thứ cụ thể để giúp bạn cất mọi thứ.
Bám sát tone màu đồ nội thất
Việc sử dụng quá nhiều nhiều màu sắc và các mẫu trang trí có thể làm cho căn phòng trở nên rối rắm và kín mít, gây ra một bầu không khí hỗn loạn, kém sang trọng.
Thay vào đó hãy sử dụng một vài màu sắc tối giản đối với tường, rèm cửa, vật dụng và sàn nhà sẽ khiến căn phòng trở nên thanh lịch và nhẹ nhàng hơn.
Hơn nữa, áp dụng các chi tiết đồng nhất có thể mang lại cho căn phòng một bầu không khí thư giãn hơn. Sử dụng các sắc thái khác nhau, vật liệu hoàn thiện với độ tương phản sẽ không gây nhàm chán cho căn phòng và giúp việc thiết kế thêm chiều sâu.
Tạo điểm nhấn chính cho căn phòng
Cho dù là không gian thiết kế tối giản thì việc tạo ra một điểm nhấn trong căn phòng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Dù là một chiếc gương được trang trí công phu, một chiếc ghế sofa đẹp, hay một chiếc bàn tinh tế hãy sử dụng một vật dụng để tạo ra điểm nhấn chính trong căn phòng.
Việc có một sản phẩm trọng tâm thu hút ánh nhìn sẽ bổ sung những giai điệu tinh tế cho phần còn lại của thiết kế và hoàn thành trọn vẹn việc trang trí căn phòng tối giản.
Ít hơn luôn luôn tốt hơn
Tạo nên không gian có công năng tối ưu hoá là chìa khóa để thành công khi áp dụng phong cách thiết kế nội thất Minimalism. Hãy để ánh sáng di chuyển tự do thông qua một cửa sổ lớn, căn phòng dường như sẽ nhẹ nhàng thanh thoát và trông rộng hơn.
Việc để những chậu cây lớn chỉ làm cho căn phòng thêm lộn xộn. Phân khu rõ ràng về các vị trí trên tường mới là lựa chọn thông minh làm nổi bật bất kỳ một tính năng khác trong phòng, giúp cảm nhận không gian rõ ràng hơn.
Đảm bảo thiết kế có sự cân bằng
Bằng cách sắp đặt gối, đèn cây và các tác phẩm nghệ thuật theo cặp hoặc bất đối xứng về một phía, giúp bạn có thể tạo ra một hiệu ứng thiết kế tối giản hiệu quả trong phòng của bạn.
Đặt các đồ dùng mang tính tương đồng ở gần nhau, có thể về kiểu dáng màu sắc hoặc có cách sử dụng tương tự nhau, thực sự trông sẽ giản đơn hơn và được để một cách gọn gàng.
>>>>>Xem thêm: Top 20+ mẫu nội thất phòng khách sang trọng cho thiết kế biệt thự (P1)
Sắp xếp một nhóm các hình ảnh tương tự và đồ trang trí với nhau trong một khu vực, thực sự có thể tạo nên sự đột phá trong thiết kế nhưng cũng không kém phần tinh tế.
Chú ý đến sự cân bằng trong căn phòng, bạn sẽ tận dụng tối đa không gian và ánh sáng sẵn có, tạo nên ấn tượng về những khu vực được xác định rõ ràng trong căn phòng.
Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất Minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết, phong cách thiết kế nội thất Minimalism thật sự thích hợp với những người thích ngăn nắp, gọn gàng, tự do và phóng khoáng.