Một ngôi nhà có kiến trúc đẹp và bền vững hay không phụ thuộc 80% vào kết cấu móng nhà cấp 4 mà gia chủ lựa chọn. Để móng nhà luôn vững chắc, không xảy ra tình trạng sụt lún, bị nghiêng hay nứt móng qua thời gian v.v…, quý anh chị cần tìm hiểu thật kỹ về các loại móng nhà hiện nay. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp quý khách thông tin các loại móng nhà cấp bốn cũng như những bảng để quý khách tham khảo cho ngôi nhà của mình.
Bạn đang đọc: Các loại móng nhà cấp 4 thông dụng ở Việt Nam
Contents
1. Móng nhà cấp 4 là gì?
Móng nhà cấp bốn là phần kết cấu kỹ thuật ở vị trí dưới cùng của một công trình xây dựng. Móng có vai trò đảm bảo công trình luôn đứng vững dưới sức ép của trọng lực của toàn bộ công trình lên mặt đất. Móng nhà phải đảm bảo những tiêu chí: không lún, không nứt, không bị nghiêng.
Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất của một công trình, là nền tảng nâng đỡ cả công trình; đồng thời quyết định đến độ bền vững của nhà cấp 4 qua thời gian.
2. Các loại móng nhà cấp 4 thường được sử dụng
Hiện nay, phụ thuộc vào hình dạng và kích thước phân ra nhiều loại móng. Điển hình là 4 loại: móng đơn, móng cọc, móng bè và móng băng. Tùy vào vị trí và tính chất nền đất như thế nào để lựa chọn phương án phù hợp.
Móng đơn
Với thiết kế nhà cấp bốn thì móng đơn là loại móng phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất. Loại móng này được sử dụng rất phổ biến ở các công trình nhỏ như nhà 1 tầng, nhà cấp 4, nhà cấp 4 có gác lửng hoặc nhà 2 tầng,…
Đặc điểm của móng đơn là nằm riêng lẻ, có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, đỡ 1 cột hoặc cụm cốt sát nhau có tác dụng chịu lực. Lưu ý rằng, loại móng này phải được xây dựng trên nền đất tốt, không bị ứ nước hay sụt lún.
Móng bè
Móng bè không còn là khái niệm xa lạ đối với các kỹ sư hay công nhân xây dựng. Móng bè còn được biết đến với cái tên khác là móng toàn diện. Đặc điểm của móng bè là loại móng nông, chỉ sử dụng ở những nền đất yếu, phù hợp với các công trình như nhà kho, bể vệ sinh hay tầm hầm,v.v…Đây là loại móng được các chuyên gia đánh giá là an toàn. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là xây dựng móng bè trên nền đất được xử lý gia cố bằng cừ tràm.
Móng cọc
Loại móng nhà cấp 4 này đang được sử dụng rất phổ biến ở các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Về cấu tạo, móng có 2 bộ phận dễ nhận biết là đài móng và cọc, được dùng để truyền tải trọng công trình xuống tầng đất tốt nằm dưới sâu bằng cách đóng những cây cọc lớn xuống tầng đất sâu.
Hiện nay móng cọc có hai loại phổ biến là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
Móng băng
Tìm hiểu thêm: Thiết kế căn hộ chung cư 57m2 mang hơi thở vùng Bắc Âu giá lạnh
Khái niệm móng băng sẽ khá khó hiểu đối với những người không biết nhiều về chuyên ngành xây dựng. Bạn có thể hiểu đơn giản móng băng là loại móng nằm dưới tường hoặc cột, được dải dài độc lập hoặc kết hợp với nhau theo hình chữ nhật, có vai trò nâng đỡ các bức tường cột.
Móng băng trên nền cừ tràm có 3 loại cơ bản là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Trong đó, theo tính toán của kiến trúc sư, 2 loại móng cứng và móng mềm thi công dễ hơn, độ lún đều và tiết kiệm chi phí hơn nên được sử dụng phổ biến hơn.
3. Kinh nghiệm làm móng nhà trên nền đất ao, đất ruộng
Khi xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu như đất ao, đất ruộng, đất san lấp… thì việc đầu tiên cần làm là phải chọn được loại móng nhà cấp 4 phù hợp. Nếu quý anh chị chưa có kinh nghiệm về vấn đề này thì hãy tham khảo tại các đơn vị chuyên về lĩnh vực xây dựng. Lưu ý, nên chọn những đơn vị thi công xây dựng, nhà thầu có độ uy tín cao, độ tin cậy cao.
Việc làm móng xây nhà cấp 4 trên nền đất ao, đất ruộng cần phải có quy trình: khảo sát về địa chất xem độ dày của lớp đất bùn yếu bên dưới là bao nhiêu. Nếu lớp đất yếu bên dưới quá lớn thì phải sử dụng các loại cọc có chiều dài lớn để xử lý. Còn khi lớp đất yếu bên dưới có độ dày nhỏ thì bạn có thể sử dụng những loại vật liệu giá rẻ để xử lý. Các loại vật liệu giá rẻ dùng để gia cố xử lý nền đất yếu hiện nay thường sử dụng như: cọc cừ tràm, cừ bạch đàn, cọc tre…
Làm móng nhà cấp 4 trường hợp bên dưới là đất tốt
Xây nhà tại những vị trí mà bên dưới là lớp đất tốt rất đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Chỉ cần sử dụng những loại móng nông. Bạn có thể xây móng nhà bằng đá hộc, móng băng, móng bè…
Độ sâu của móng chỉ từ 0.5m – 1.5m. Bên dưới dải đá 3×4, 4×6 hoặc đá hộc. Bên trên tiến hành lắp đặt đà kiềng, đổ móng như theo thiết kế.
Làm móng nhà cấp 4 trường hợp lớp đất yếu nhỏ hơn 4m
Trong trường hợp này thì phải sử dụng loại móng sâu. Bên dưới có thể dùng cọc cừ tràm để xử lý nền đất yếu. Nếu độ dày lớp đất yếu là 4m thì chọn loại cừ tràm dài từ 3.5m trở lên, đường kính gốc từ 8 – 10cm trở lên. Trước khi đóng cừ tràm thì phải đào sâu tới mặt lớp đất yếu rồi thực hiện đóng cừ theo mật độ từ 25 cây – 30 cây/ 1m2. Sau đó cũng trải đá 4×6 rồi tiến hành lắp đặt cốt thép, đổ móng.
Lưu ý việc chọn loại cừ tràm và đơn vị thi công đóng cừ tràm là rất quan trọng.
Chi phí làm móng nhà trên nền đất yếu
Khi làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu thì việc xử lý gia cố nền đất yếu bên dưới rất quan trọng. Để làm được điều này, quý khách hàng phải chọn những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện trên nhiều công trình thực tế và đáng tin cậy để đảm bảo xây nhà cấp 4 tiết kiệm nhất. Hiện nay tại các thành phố lớn trên khắp cả nước, có rất nhiều đơn vị thi công chuyên gia cố nền đất yếu trên nhà cấp 4, quả thực việc lựa chọn được một đơn vị đáng tin cậy không phải chuyện dễ dàng.
Đối với quý khách hàng đang quan tâm chi phí làm móng nhà cấp bốn, chúng tôi xin được đưa ra khái toán qua ví dụ sau đây:
Khi xây nhà đẹp cấp 4 với diện tích 60m2 trên nền đất yếu, bạn sử dụng cừ tràm loại 8 – 10cm dài 4m thì tổng số lượng khoảng 500 cây. Giá bán trên thị trường dao động từ 28.000 – 32.000VNĐ/ cây. Chi phí thi công đào và đóng cừ tràm dao động từ 8.000 – 10.000VNĐ/ cây. Vậy tổng chi phí thấp nhất sẽ là: 18.000.000VNĐ. Còn lại việc thi công phần móng bên trên sẽ tốn khoảng 12.000.000VNĐ.
Để biết thêm chi tiết về giá thi công móng nhà cụ thể, bạn có thể liên hệ với Blognhadep.edu.vn qua form dưới bài viết này để tham khảo bảng giá mới nhất hiện nay.
Làm móng nhà cấp 4 có cần xem phong thủy?
>>>>>Xem thêm: Báo giá thi công vách ngăn vệ sinh Compact chính hãng
Theo phong thủy về xây dựng thì khi làm móng nhà cấp bốn, quý khách hàng cần chú ý một số điểm sau:
+ Nền đằng trước nên thấp hơn phía sau. Điều này sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
+ Làm móng nhà hướng Tây Nam rất tốt cho công danh, sự nghiệp của gia chủ.
+ Không làm móng nhà hướng Đông Nam. Điều này ảnh hưởng tới sinh nở, con cái.
+ Không làm móng nhà hướng Tây Bắc. Sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người trong nhà.
+ Không làm móng nhà hình tam giác, hoặc móng nhà có góc nhọn. Điều này sẽ làm hao tiền tốn của của gia chủ, đem lại nhiều điều xui xẻo. Tránh làm móng nhà cạnh hoặc nằm trên mồ mả, điều này cực kỳ nên tránh.
Thông qua bài viết, chúng tôi muốn chia sẻ đến quý khách thông tin về các loại móng cấp 4 và cách làm móng nhà cấp 4 hiệu quả nhất. Chúc quý khách thành công trong quá trình xây dựng một ngôi nhà đẹp và an toàn.