Người Nhật Bản luôn tạo được chất riêng của mình trong mọi lĩnh vực, từ văn hóa đến đời sống, từ kiến trúc đến nội thất. Khi nhắc đến phong cách người Nhật, người ta thường nghĩ đến một điều gì đó nhẹ nhàng, tinh tế, rất khó để diễn tả thành lời. Và trong thiết kế nội thất nhà hàng Nhật cũng luôn mang những nét đặc trưng riêng biệt đem đến những cảm giác rất thu hút mà thú vị, chắc hẳn ai một lần bước vào sẽ để lại những ấn tượng khó quên. Mời bạn tìm hiểu các Nguyên tắc thiết kế nội thất nhà hàng Nhật Bản trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc thiết kế nội thất nhà hàng Nhật Bản
Thiết kế nội thất nhà hàng Nhật thường lấy màu sắc từ nghệ thuật phương Đông trong trẻo, khác với phương Tây màu sắc được pha trộn một cách năng động và hiện đại. Nghệ thuật trong phong cách Nhật Bản thường hướng tới sự tinh tế, sinh động mà bắt mắt. Văn hóa Nhật thường ứng chỉ sự tương phản cân bằng với nhau trong nhiều khía cạnh cuộc sống, đặc biệt trong thiết kế nhà hàng với sự tương phản cao độ và cân bằng đến hoàn hảo.
Contents
Nguyên tắc thiết kế nội thất nhà hàng Nhật Bản.
Không quá xa lạ, việc thiết kế nhà hàng hiện nay đối với mỗi chủ đầu tư hay các kiến trúc sư việc nắm chắc được những yêu cầu cơ bản trong quá trình thiết kế thi công là rất quan trọng. Điều này sẽ tạo ra được các công trình kiến trúc chất lượng, thể hiện được đúng mục đích thiết kế ban đầu tạo điều kiện thúc đẩu quá tình kinh doanh nhà hàng trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Theo đó một không gian nội thất nhà hàng Nhật Bản cần đáp ứng được những yêu cầu, nguyên tắc sau đây:
Mang đậm bản sắc văn hóa
Một nhà hàng mang phong cách Nhật chắc chắn phải thể hiện được dấu ấn của nền văn hóa Nhật Bản, bạn không thể lấy một nền văn hóa của một quốc gia khác vào trong thiết kế của nhà hàng Nhật. Do vậy trước khi quyết định gắn bó không gian nhà hàng với phong cách kiến trúc Nhật Bản thì hãy đảm bảo rằng chính mình có những hiểu biết nhất định về nền văn hóa của quốc gia Đông Bắc Á này.
Đảm bảo không gian ẩm thực
Không gian ở đây bao gồm không gian thiết kế chung và không gian riêng tư, đây là điều không thể thiếu trong một nhà hàng. Chính vì thế, một bản thiết kế nội thất nhà hàng Nhật vừa phải tạo ra không gian có tính đồng bộ của một phong cách kiến trúc chung thống nhất vừa phải tạo ra được những thiết kế riêng tư mang đậm tinh thần của “xứ sở hoa anh đào”. Chẳng hạn như không gian ngồi bệt thông thoáng và thoải mái.
Không gian trong thiết kế nội thất
Người Nhật Bản đặc biệt coi trọng không gian bởi họ vốn ghét sự rối rắm và thiếu gọn gàng. Cũng giống như văn hóa con người Nhật Bản, nội ngoại thất và cách trang trí nhà được thiết kế tối giản và ưu tiên sự tiện nghi, tất cả đều thống nhất theo chủ nghĩa khổ hạnh. Chính vì thế, từ việc lựa chọn màu sắc đến bố trí nội ngoại thất trong phòng, thiết kế cửa sổ hoặc cửa ra vào đều được tính toán hợp lý để không gian trông rộng rãi và tự nhiên nhất.
Tính tiện nghi đi liền với yếu tố thẩm mỹ
Với những đặc trưng kiến trúc Nhật Bản đã kể trên thì việc tạo ra sự hài hòa giữa các thiết kế tiện nghi và yếu thẩm mỹ được người Nhật rất chú trọng, không chỉ trong kiến trúc mà còn ở rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác, một không gian nhà hàng tiện nghi được sắp xếp khoa học đảm bảo sự hài hòa của các chi tiết trang trí như trang ảnh, hoa văn… sẽ giúp không gian nhà hàng tăng giá trị đáng kể trong lòng thực khách.
Phong cách nhà hàng Nhật ấn tượng
Tinh thần Zen trong nhà hàng Nhật
Tinh thần Zen được nhắc đến như một nét văn hóa độc đáo trong phong cách Nhật. Đây là một cách sắp xếp không gian nội thất khá đơn giản, dễ chịu và mang lại bầu không khí thư giãn, giúp bạn xua tan mọi mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn miễn phí 9 mặt bằng nhà phố hiện đại, đầu tư giá rẻ
Phong cách Zen được lấy cảm hứng từ không gian truyền thống của người Nhật. Nhằm mang đến không gian nhà hàng ẩm thực của bạn cảm giác đầm ấm và bình yên. Nhờ đó, thực khách sẽ có cảm giác thoải mái như đang dùng bữa tại nhà.
Việc thiết kế nội thất nhà hàng Nhật dựa trên tinh thần Zen chính là hướng đến sự đơn giản, tinh khiết và gần gũi với thiên nhiên. Không gian Zen có khả năng có khả hóa giải tất cả những gì quá phô trương, bày biện tạo nên sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Phong cách Tepanyaki
Nhà hàng theo phong cách Tepanyaki đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về nhân trắc để đảm bảo rằng, người đầu bếp vận hành và biểu diễn được tốt nhất. Đặc biệt, việc trang trí còn được chú trọng sao cho phù hợp với tổng thể không gian nhà hàng. Từ đó giúp thực khách có được những trải nghiệm thú vị nhất.
Một khu Tepanyaki sẽ bao gồm: Một bàn biểu diễn bằng inox được trang bị van chỉnh nhiệt, giá để dụng cụ bên dưới gầm hoặc bên cạnh. Mặt bàn Tepanyaki dùng để bày món ăn cho khách, được làm bằng đá hoặc gỗ có khả năng chịu nhiệt tốt. Nước bao quanh bàn inox với khoảng cách vừa phải giúp giảm nhiệt vì khi nấu bếp sẽ rất nóng. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho đầu bếp thì giá bát cũng như thực phẩm di động sẽ được đặt ngay tại bị trí sau bàn inox.
>>>>>Xem thêm: Các mẫu thiết kế quầy bar quán cafe được ưa chuộng nhất hiện nay
Mặt khác, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khu ẩm thực Tepanyaki thì chất liệu gỗ được dùng để bao bọc xung quanh bàn inox và hệ thống hút mùi ở bên trên, giúp tăng chất mộc và thân thiện với thiên nhiên.
Trên đây là những nguyên tắc thiết kế nội thất nhà hàng Nhật Bản và 2 phong cách đặc trưng của đất nước này mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi các bạn có thể lựa chọn được một phong cách phù hợp và định hướng nội thất theo đúng phong cách Nhật Bản, tạo nên một không gian mang đậm dấu ấn cho thực khách.