Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

Rate this post

Phong cách công nghiệp từ lâu đã hấp dẫn với sự phá cách táo bạo. Nó cho phép ta tìm thấy vẻ đẹp từ những chất liệu thô sơ nhất và cảm nhận sự tinh tế từ những thiết kế “trần trụi” nhất. Đúng như tên gọi của nó, phong cách này mang lại cho ta thật nhiều năng lượng mỗi ngày, giúp ta bắt kịp với guồng quay công nghiệp hóa nhanh chóng mà vẫn tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Cùng WEDO tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất đầy mới mẻ và độc đáo đó trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

1. Lịch sử ra đời của phong cách công nghiệp

Cuộc khủng hoảng công nghiệp ở châu Âu

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không đòi hỏi các tiểu xảo thẩm mỹ cầu kỳ

Phong cách công nghiệp ra đời muộn hơn so với các phong cách khác như hiện đại, Scandinavian hay tân cổ điển, vào khoảng đầu thế kỷ XX. Đây là thời điểm mà cách mạng công nghiệp châu Âu rơi vào suy thoái và khủng hoảng. Hàng loạt nhà máy tại Tây Âu đóng cửa, chuyển sang hoạt động tại các nước thuộc địa và các nước thuộc thế giới thứ ba nhằm giảm chi phí. Đây đều là các nước đang phát triển hoặc nước nghèo, có nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, giàu tài nguyên thiên nhiên để phục vụ sản xuất.

Tình trạng trên dẫn đến cảnh một loạt nhà máy, công xưởng bị bỏ hoang giữa lòng châu Âu hoa lệ. Thực tế đó đòi hỏi cần phải tái tạo các tòa nhà cũ này trở thành khu nhà ở để không bỏ phí đất đai, đồng thời phục vụ hiệu quả nhu cầu cư trú của người dân lúc đó.

Công cuộc tái tạo các nhà máy bỏ hoang

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

Không cần sơn hay dán tường

Các kiến trúc sư châu Âu đã bắt tay vào công cuộc cải tạo đặc biệt này. Bài toán được đặt ra là, biến những tòa nhà trống không, rộng lớn làm từ gạch, bê tông, sắt thép thành nơi sinh sống của con người. Ngoài sở hữu những công năng của một ngôi nhà, các công trình này, tất nhiên, cần phải có cả tính thẩm mỹ để đáp ứng tiêu chuẩn sống của người dân. 

Những không gian nhà máy này có đặc điểm là vô cùng rộng rãi ở phía trong, để có thể tận dụng tối đa diện tích cho việc gia công sản xuất. Cách làm của các kiến trúc sư lúc bấy giờ, là giữ lại toàn bộ những cấu trúc gạch, bê tông, sắt thép trên tường, trần… và bắt đầu lấp đầy các khoảng trống bằng đồ nội thất.

Dần dần, những nhà máy bỏ hoang đã trở thành những không gian sống tuyệt đẹp. Nó tạo ra một phong cách thiết kế nội thất mới lạ không lẫn vào đâu và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Ngày nay, nó được biết đến với cái tên phong cách công nghiệp (Industrial) và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế nội thất cho đến tận bây giờ.

2. Đặc điểm của phong cách công nghiệp

Tone màu chủ đạo: Trắng, đen, trắng xám

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

Màu tối là điển hình của phong cách này

Phong cách này sử dụng các màu trung tính, đơn sắc là chủ đạo. Các màu sắc gắn liền với yếu tố “công nghiệp” như màu trắng, đen, cùng một số gam màu lạnh như xám, xanh dương nhạt,… được tận dụng triệt để. Trong đó, tone màu chủ đạo thường là trắng hoặc trắng kết hợp cùng một số màu khác.

Màu trắng không chỉ thể hiện phong cách công nghiệp, mà còn có một tác dụng khác là làm sáng đồ nội thất. Do những vật dụng, đồ dùng trang trí của phong cách thiết kế này đa phần thuộc gam màu lạnh và tối, nên việc sơn tường màu trắng giúp không gian được thông thoáng hơn, tránh trường hợp bị tối và ảm đạm. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chọn sơn tường màu xám, giữ lại màu sắc đặc trưng của vật liệu xi măng hay gạch. Đây được xem là một bước đi khá mạo hiểm, bởi nếu không khéo léo lựa chọn và sắp xếp các vật dụng nội thất thì không gian rất dễ rơi vào tình trạng u ám. 

Tuân theo phong cách chủ đạo, những đồ dùng trang trí nội thất cũng đi theo tone màu công nghiệp đặc trưng. Ví dụ: đối với không gian phòng khách, nếu tường màu trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường mang màu xám, xanh xám hoặc đen. Ngược lại, nếu tường màu xám, thì ghế sofa và rèm cửa màu trắng sẽ giúp cân bằng lại không gian. Những vật dụng khác như bàn, ghế nhỏ, tủ kệ,… cũng mang gam màu lạnh rất đặc trưng.

Những màu sắc này tạo cảm giác về một không gian nội thất hiện đại, thời thượng nhưng lại có chút trầm tĩnh và lạnh lẽo. Tuy nhiên, sự lạnh lẽo này cũng dễ phối với một vài vật dụng nhỏ có gam màu nóng như đỏ, cam, vàng chanh,… Bạn chỉ cần điểm xuyết thêm một vài vật dụng nhỏ có gam màu nóng như trên để tạo điểm nhấn khác biệt, lại giúp cân bằng cảm quan đối với toàn bộ không gian nội thất. 

 Phong cách công nghiệp sử dụng nội thất kim loại

Tìm hiểu thêm: 7 điều cần nhớ trước khi thiết kế nội thất nhà hàng

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp
Một số vật dụng hay chi tiết gỗ được kết hợp cùng đồ dùng kim loại

Phong cách công nghiệp đa phần đều sử dụng những đồ dùng làm bằng vật liệu kim loại như sắt, inox,… hay giả kim loại. Chất liệu này vừa lột tả đặc trưng của phong cách này, vừa có độ bền cao. 

Một trong những điểm ấn tượng khác là sử dụng các loại đèn trang trí. Những chiếc đèn này không chỉ làm nội thất trông “công nghiệp” hơn mà còn mang đến vẻ đẹp sang trọng và hiện đại. Kiểu đèn thường được dùng là dạng đèn đơn hay đèn chùm treo có đồ chụp to, đèn ống dài áp trần, đèn đứng chân thấp để bàn,… Đặc biệt, trong nội thất công nghiệp không thể thiếu loại đèn đứng chân co. Ngoài trang trí, kiểu đèn này còn có thể hỗ trợ cung cấp ánh sáng rất tốt cho việc đọc sách, làm việc bên máy tính trong không gian tối. 

Một điều hạn chế của nội thất phong cách công nghiệp là dễ gây cảm giác trầm, lạnh, cứng nhắc, thậm chí tẻ nhạt. Vì các đồ dùng chất liệu kim loại được sử dụng quá nhiều trong một không gian. Do đó, để giải quyết vấn đề này, ngoài sử dụng những đồ dùng này, nhiều người phối hợp chọn thêm các đồ dùng làm từ gỗ. Sàn nhà nên bằng gỗ, tạo sự ấm áp Bộ ghế sofa lớn trong phòng khách cũng có thể chọn loại có chân gỗ. Những đồ dùng bằng gỗ hay có chi tiết gỗ có thể giữ nguyên màu vàng gỗ đặc trưng, hoặc sơn lại với các gam màu lạnh cho giống kim loại.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, gỗ chỉ hỗ trợ cân bằng lại không gian. Nội thất kim loại vẫn giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, không nên sử dụng quá nhiều đồ dùng bằng gỗ. Và tránh chọn những đồ dùng toàn gỗ, thay vào đó nên chú ý tới những món đồ có một số bộ phận làm từ gỗ. 

Chú trọng ánh sáng tự nhiên và không gian mở

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

Trang trí thường được tối giản trong nội thất theo phong cách công nghiệp

Nội thất phong cách công nghiệp rất chú trọng ánh sáng tự nhiên và việc mở rộng không gian. Một phần nguyên nhân để tránh cảm giác tù túng, thô lạnh trong nội thất đem đến. Lý do còn lại là tuân theo xu hướng lớn hiện nay là ưu tiên mở rộng không gian, tạo sự kết nối hài hòa. 

Những khung cửa sổ dạng lớn, rộng, chiều cao khung cửa chạm trần thường được bố trí nhiều. Thiết kế này làm phần diện tích tường bê tông giảm rõ rệt. Điều này giúp tăng sự thông thoáng, không gian bên trong có thể dễ dàng tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Mặc khác, cũng tạo view rộng hơn và có thể tương tác nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Nếu cảm thấy khó chịu vì cường độ ánh sáng quá cao, có thể sử dụng loại rèm cửa một lớp dày hoặc hai lớp mỏng. Chú ý, rèm cửa nên dùng màu trắng, xám,… cùng tone màu với không gian. 

Trang trí ngẫu hứng

Đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất phong cách công nghiệp

>>>>>Xem thêm: Công ty thiết kế thi công nội thất văn phòng giá rẻ tại Hà Nội

Không có không gian riêng biệt, chỉ có một phòng sinh hoạt lớn

Trang trí ngẫu hứng là xu hướng trang trí chính trong phong cách công nghiệp. Mỗi vật dụng được sắp đặt rất ngẫu hứng, theo kiểu “bừa bộn” nhưng thực chất lại rất ngăn nắp và có ý đồ riêng. Một số tấm ảnh gia đình, bạn bè, người thân được dán trực tiếp lên tường. Các loại chồng sách, đèn, chai lọ được đặt trên nền nhà hay trên ghế. Những khung tranh lớn không treo cao mà được đặt tựa tường ở góc phòng. Thoạt nhìn, mọi thứ đều có vẻ “lung tung”.

Qua bài viết này, WEDO đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức cơ bản cũng như đặc trưng của phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất. Nếu bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn, hoặc cần tư vấn để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 024. 38 16 8888.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *