Sự tiến bộ của công nghệ ngày càng được nâng cao. Những cải tiến về vật liệu nội thất được sử dụng trong các công trình kiến trúc, đem đến những dấu ấn mới mẻ và độc đáo hơn. Tính ứng dụng cùng những ưu điểm nội tại đã và đang giúp những vật liệu mới ghi điểm và thể hiện đúng vai trò của mình với mục đích nghiên cứu của con người.
Bạn đang đọc: 7 vật liệu nội thất được kiến trúc sư ứng dụng khi thiết kế
Hiện nay có những vật liệu nội thất nào thường xuyên được sử dụng để hoàn thiện không gian của ngôi nhà, đem đến môi trường sống, làm việc và học tập theo đúng nghĩa? Có những vật liệu nào mới xuất hiện, đưa đến những ý tưởng, tiết kiệm thời gian, công sức với những ứng dụng tuyệt vời? Hãy cùng Blognhadep.edu.vn tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Vật liệu nội thất là tổng thể các loại vật liệu được sử dụng để tạo không gian nội thất. Vật liệu là một trong những yếu tố chính quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của một công trình.
Một không gian sống hoàn hảo, sang trọng và tinh tế không thể thiếu bóng sự xuất hiện của những đồ nội thất, vật liệu trang trí. Hình dáng và linh hồn của những món đồ trang trí này chính là từ những mảng, miếng, khối vật liệu được xử lý công nghệ, cùng với ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư để kiến tạo nên một không gian sống như ý.
Vật liệu nội thất là yếu tố chính cấu tạo nên không gian sống với những tính ứng dụng cao về cả công năng, tuổi thọ cũng như hiệu ứng thẩm mỹ. Một không gian sống, làm việc không thể vắng bóng sự xuất hiện của những vật liệu nội thất. Linh hồn hay thể xác của ngôi nhà đều có sự liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của những vật liệu mới.
Bất kỳ một không gian nào từ nhỏ đến lớn, từ chung cư cho đến biệt thự, đều cần có sự tham gia góp mặt của nội thất để tạo nên một môi trường hoàn hảo chứ không phải chỉ là một cái xác phần thô khô cứng.
Những vật liệu nội thất được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất hiện nay
Contents
1. Gỗ – Vật liệu nội thất mộc mạc
Gỗ là vật liệu từ lâu đời, được ứng dụng rộng rãi và gần như chiếm đến 80% phối cảnh tổng thể của công trình. Gỗ tự nhiên được phân làm hai loại theo nguồn gốc gồm có gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
1.1. Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là vật liệu được kiến trúc sư và nhiều gia đình ưa chuộng bởi màu sắc đẹp mắt và vân gỗ mềm mại tự nhiên. Gỗ tự nhiên có độ bền cao và cứng cáp nên luôn giữ cho công trình có chất lượng bền vững với thời gian.
Gỗ tự nhiên có độ dẻo và liên kết chắc chắn nên có khả năng chịu va đập mạnh và dễ uốn nắn trong quá trình tạo hình thi công. Nếu được xử lý, tẩm sấy kỹ lưỡng thì gỗ tự nhiên có khả năng không thấm nước, không bị giãn nở hay cong vênh co ngót.
Gỗ tự nhiên có những ưu điểm lớn để được chọn làm vật liệu chính, tuy nhiên vẫn có những hạn chế cần phải nắm rõ để có kế hoạch thi công cho đảm bảo.
Gỗ tự nhiên do có nguồn gốc từ thân gỗ rừng tự nhiên cho nên việc khai thác khá khó khăn do sự khan hiếm về nguồn hàng. Một thân gỗ muốn khai thác và sử dụng với tấm bản to, vân gỗ đẹp thì phải mất nhiều năm nuôi dưỡng, cộng với sự khan hiếm nên gia thành của vật liệu gỗ tự nhiên thường khá cao, cao hơn nhiều so với gỗ công nghiệp cũng như các vật liệu khác.
Gỗ tự nhiên có tính tự nhiên cho nên việc muốn sử dụng tấm gỗ có tính đồng nhất là điều khó. Hơn nữa nếu không có kỹ thuật sấy tẩm đúng quy trình thì tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp thẩm mỹ và tuổi thọ của vật liệu.
Gỗ tự nhiên có tính ứng dụng rộng rãi trong các không gian từ phòng khách, ngủ, bếp, phòng thờ cho đến trở thành vật liệu trang trí ốp sàn, trần, tường.
1.2. Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình, có tính thông dụng và phổ biến khi thiết kế nội thất. Gỗ được sản xuất theo công nghệ hiện đại, ép cường độ cao tạo sự kết nối vứng chắc và có kích thước bản to dễ dàng thi công.
Gỗ không cong vênh, co ngót. Thời gian thi công nhanh và kỹ thuật thi công không đòi hỏi sự phức tạp. Những thao tác chính chỉ là cắt, ghép, dán, nên đảm bảo tính chính xác cực cao.
Gỗ có thể uốn cong, nhẹ nên dễ vận chuyển, sản xuất dễ nên giá thành thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mẫu mã đa dạng về chủng loại như MFC, MDF, HDF, … với nhiều màu sắc, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ và tính đa dạng của nhiều không gian thiết kế.
Gỗ công nghiệp là sản phẩm nhân tạo nên không tránh khỏi những hạn chế. Gỗ công nghiệp có khả năng hút nước hay bị ẩm mốc, nếu không xử lý tốt thì tuổi thọ cực thấp và tính thẩm mỹ bị phá hỏng hoàn toàn.
Gỗ công nghiệp do cốt gỗ mỏng, yếu nên khả năng chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên, khi thi công cần có giải pháp gia công và xử lý để đảm bảo an toàn và tuổi thọ kết cấu.
Gỗ công nghiệp được ứng dụng đa dạng trong nhiều không gian, như ốp sàn, ốp tường, ốp trần; làm nội thất như giường, tủ, bàn, …
2. Đá – Vật liệu nội thất giá trị cao
Đá là vật liệu nội thất có giá trị cao, đem đến sự sang trọng và tạo ấn tượng lớn cho không gian. Đá là vật liệu có độ bền cao nhất, có khả năng chống va đập và chịu được lực cực lớn. Có khả năng chống mài mòn và có độ cứng tốt nên được ưu tiên sử dụng ở những không gian chính, chịu lực nhiều.
Bề mặt sáng bóng cùng đường vân mềm mại, hoa văn màu sắc phong phú mang đến nhiều sự lựa chọn thích hợp cho từng không gian. Khả năng chống cháy cực tốt do chịu được nhiệt độ cao.
Nhược điểm của đá chính là thời gian sử dụng lâu nếu không có giải phảp bảo vệ thì sẽ gây xước, phai màu, ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Trọng lượng đá nặng nên phải có giải pháp để không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Đá có thể dụng để ốp tường, lát sảnh, lát sàn, lát bậc tam cấp. Dùng làm bàn trà, bàn bếp, bàn bar. Những mẫu đã được sử dụng nhiều nhất là đá marble và đá granite
2.1. Đá marble
Đá marble hay còn gọi là đá cẩm thạch, loại đá biến chất từ đá vôi, có cấu tạo không phân phiến. Được sử dụng như vật liệu trang trí với độ bóng cao, mặt vân rõ nét. Độ cứng của đá không cao nhưng có vân đá tự nhiên sống động, màu sắc tươi sáng. Những tông màu lạnh, trang nhã mang đến những không gian sáng trọng, nên thường được chọn ốp ở những vị trí lớn như sảnh thang máy, ốp tường, sàn sảnh đón tiếp.
2.2. Đá granite
Đá granite hay còn gọi là đá hoa cương, loại đá có nguồn gốc từ tự nhiên. Có cấu tạo khối, cứng chắc, có độ bền cao khả năng chịu lực tốt. Đá có thể chịu được những tác động lớn mà không bị rạn nứt. Màu sắc khá đa dạng, có độ sáng bóng, mịn khá đẹp mắt. Đá được ứng dụng nhiều trong không gian như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, ốp cột, ốp mặt tiền, ốp sảnh hoặc trang trí tiểu cảnh.
3. Gạch men
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất quán cafe phong cách tối giản (minimalism)
Gạch men là người bạn được ưu ái lựa chọn nhờ có bề mặt trơn bóng, có độ tưởng phản ánh sáng, tạo hiệu ứng tốt nên đem đến cảm giác sang trọng, tinh tế cho không gian sử dụng. Bề mặt nhẵn bóng nên không bị bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
Gạch men có khả năng chống va đập và chống thấm tốt, mẫu mã đa dạng về màu, kích thước, giá thành rẻ nên phù hợp với nhiều gia đình.
Do dó độ bóng cao nên mặt sàn lát gạch sẽ có độ trơn tuột, cần phải chú ý trong quá trình sử dụng, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Gạch men được ứng dụng ốp sàn, ốp tường với quy mô lớn và không gian rộng.
4. Kính – Vật liệu nội thất hiện đại
Kính là vật liệu mới được ứng dụng ngày càng nhiều trong thiết kế kiến trúc, nội thất và phù hợp với mọi loại hình cũng như phong cách thiết kế, từ hiện đại đến Tân cổ điển. Kính tạo sự thoáng đãng, đón sáng tự nhiên tốt, tạo không gian hiện đại cho những bức tường đặc vốn có sự nặng nề.
Kính có thể ngăn được gió bụi mà không ảnh hưởng đến việ đón sáng, giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ. Vật liệu nội thất có khả năng bắt sáng có thể giúp tạo chiều sâu về hiệu ứng, giúp mặt tiền thoáng đáng, không gian thêm rộng rãi. Khả năng cách âm, cách nhiệt cực kỳ hữu ích với những mẫu nhà phố.
Hạn chế của kính là tính chịu lực kém không cao như đá, hay gỗ. Khả năng bắt sáng tốt nên nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiệu ứng ngược, dư sáng làm ảnh hưởng sức khỏe và gia tăng nhiệt trong phòng. Bề mặt dễ bám bụi nên cần vệ sinh và lau chùi thường xuyên.
Kính có nhiều loại như kính thường, kính dán an toàn, kính cường lực với các màu như trắng trong, trắng đục, trắng mờ. Kính có khả năng kết hợp với các vật liệu khác như nhôm, kim loại, gỗ, đá giúp không gian thêm ấn tượng và thu hút. Chi phí thi công và việc vận chuyển khá dễ dàng nên phù hợp với nhu cầu và tài chính của nhiều gia đình để làm cửa kính, vách ngăn, mái, kính ốp bếp,…
5. Kim loại
Kim loại là một vật liệu mới góp mặt vào xu hướng thiết kế nội thất trong những năm gần đây và đã tạo được những tiếng vang cũng như hiệu ứng cao. Những kim loại phố biến trong thiết kế nội thất như: đồng thau, sắt, thép, nhôm, … đã và đang thể hiện những ưu điểm vượt trội cũng như những ứng dụng tuyệt vời hơn so với các vật liệu gỗ, đá.
Kim loại là vật liệu có khả năng chịu lực tốt, cứng chịu được tác động cơ học cao, chịu nhiệt lớn. Dễ chế tác tạo hình thẩm mỹ những chi tiết nhỏ, có nhiều kiểu dáng hình dạng, nhưng có đủ độ cứng mà vật liệu gỗ, đá, không đáp ứng được. Bên cạnh đó tuổi thọ sử dụng cao, khả năng bảo vệ môi trường tốt do có nguồn gốc khá sạch.
Nhược điểm của kim loại là dễ bị oxy hóa nếu không có lớp sơn tĩnh điện bao phủ ngoài. Kim loại có tính dẫn điện nên việc xử lý an toàn cần phải đảm bảo, thi công đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kim loại được sử dụng để làm lan cầu thang, lan can ban công, cửa cổng, khung cửa, chân bàn, chân ghế, chân giường, kệ, ….
6. Nhựa PVC
Hiện nay nhựa được ứng dụng nhiều trong thiết kế thi công nội thất với những ưu điểm như thân thiện với môi trường. Khả năng chống nước, chống oxy hóa, chống mối mọt, co ngót,… cực tốt. Có thể chịu được các môi trường khắc nghiệt như axit, kiềm nhẹ, môi trường có độ ẩm cao mà không hề bị biến dạng.
Màu sắc và kiểu dáng đa dạng, ứng dụng linh hoạt với nhiều không gian từ phòng khách, bếp cho đến ngủ hay làm việc. Chi phí thấp, dễ thi công nên là giải pháp tài chính thay thế vật liệu tự nhiên.
Nhược điểm của nhựa PVC chính là chịu lực kém, có thể bị biến dạng khi va đập mạnh và dễ hỏng hóc. Nhựa PVC nhìn kỹ khá thô và thiếu tính mềm mại tự nhiên nên tính thẩm mỹ của không gian sẽ không được cao, không có sự sáng trọng, cảm giác đơn điệu, nhàm chán nếu sử dụng nhiều không gian. Nhựa PVC được sử dụng để làm vách ngăn hoặc ốp tường tạo điểm nhấn là chủ yếu.
7. Thạch cao – Vật liệu nội thất được ưa chuộng
>>>>>Xem thêm: Mẫu bàn thờ đẹp chuẩn phong thủy được ưa chuộng nhất
Vật liệu phổ biến, giá rẻ, không thể thiếu khi hoàn thiện không gian nội thất chính là thạch cao. Bề mặt phẳng, mịn, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt. Khả năng chống cháy và cách nhiệt khá tốt, dễ thi công, giá thành vừa phải nên được ứng dụng nhiều.
Nhược điểm của thạch cao chính là kỵ nước. Nếu gặp nước thì thạch cao sẽ bị ố vàng, xấu ảnh hướng đến mĩ quan của ngôi nhà.
Tấm thạch cao được ứng dụng ốp trần, tường, vách ngăn các phòng. Với thiết kế dạng nổi hoặc chìm giật cấp hoặc phẳng, thạch cao đã khẳng vị trí là vật liệu giá rẻ nhưng có tính thẩm mỹ hoàn thiện không gian cực cao.
Những vật liệu nội thất này góp phần hoàn thiện không gian sống theo cách tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. Ứng dụng của mỗi vật liệu sẽ được kiến trúc sư cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp với từng không gian và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.