Mái ngói âm dương, hay còn được gọi với cái tên khác là ngói lưu ly ở khu vực miền Trung, Nam Bộ. Loại ngói này được bắt nguồn từ thời Lý, thời Trần, thời Lê và được sử dụng nhiều tại đình chùa, lăng tẩm, hoàng cung,…
Bạn đang đọc: 4+ sự thật về mái ngói âm dương bạn có muốn biết
Ngày nay, ngói âm dương đã được sử dụng phổ biến, rộng rãi và phá cách hơn bằng việc đem dòng ngói này vào sử dụng cho các công trình du lịch, các trung tâm giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Cùng tìm hiểu ngay về cấu tạo mái ngói âm dương và những sự thật bất ngờ không thể bỏ qua về loại ngói này!
Contents
1. Mái ngói âm dương là gì?
Ngói âm dương bao gồm ngói âm và ngói dương, là một phần của hình chóp cụt bị cắt bởi mặt phẳng song song với trục tâm, gồm 1 đầu lớn và một đầu bé. Ngói dương thì được tráng men một phần ở mặt lồi, còn ngói âm là ngói được được tráng men một phần ở mặt lõm. Hình dạng ngói âm dương cong cân đối.
Các sản phẩm ngói âm dương vừa đảm bảo được độ bền, chịu lực, các va chạm rất tốt và giữ được màu sắc. Các thiết kế, trang trí phù hợp với văn hóa và các thông số yêu cầu kỹ thuật hướng tới sự tiện ích và phù hợp khí hậu Việt Nam. Mang lại cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu, phù hợp với nhu cầu khắt khe hiện nay.
2. Nguồn gốc xuất xứ của mái âm dương
Tuy đến nay chưa có một thông tin chi tiết rõ ràng nào ghi chép nguồn gốc mái ngói âm dương, thế nhưng theo thông tin đáng tin cậy chúng tôi tìm hiểu được thì nguồn gốc của ngói âm dương bắt nguồn là từ Trung Quốc. Từ những thời xa xưa, người dân đã biết sử dụng và sáng tạo ra loại ngói này để có thể xây dựng nên nhà cửa chắc chắn và đẹp đẽ hơn.
Theo một sự tích được tương truyền lại thì lúc bấy giờ tại thời kỳ Đông Hán, một thầy cúng phong thủy nổi tiếng được mời vào cung điện của Tào Tháo. Tào Tháo yêu cầu ông ta tìm cách nối những viên gạch với nhau sao cho thật đẹp, đối cạnh mà độ bền cao. Và ngói âm dương được ra đời từ đây.
Loại ngói này xuất hiện ở nước ta vào những năm thuộc thời Lý, sau đó vẫn luôn được sử dụng ở thời Trần, thời Lê… Ngói được sử dụng nhiều ở đình chùa, hoàng cung, lăng tẩm… bởi họa tiết tỉ mỉ và tinh xảo.
3. Ưu điểm của mái ngói âm dương
Giá trị thẩm mỹ của mái ngói lưu ly
Mái âm dương càng hài hòa và đặc sắc hơn khi chúng kết hợp với những ngôi nhà mang hơi hướng cổ điển như nhà gỗ truyền thống 3 gian, 5 gian ở vùng ngoại ô. Hay đặc biệt là ở những ngôi đền chùa, các mẫu thiết kế từ đường, nhà thờ họ,… Theo đó, sử dụng mái âm dương luôn có những dấu ấn đặc biệt về sự trang nhã. Đặc biệt hình khối và cấu trúc mái. Chắc chắn rằng khi hỏi tên và danh sách những mái ngói đẹp nhất luôn có tên của mái ngói âm dương trong danh sách hiện nay.
Ý nghĩa phong thủy của mái lợp ngói âm dương
Bên cạnh đó, mái ngói âm dương đại diện cho những biểu tượng của trời đất. Đặc biệt, sự kết hợp ấy theo quan niệm xưa là đại biểu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống êm ấm ổn định. Trong kiến trúc nguyên lý âm dương được vô cùng chú trọng, vì việc xây dựng những ngôi nhà nếu có sự kết hợp hài hòa giữa âm dương sẽ giúp cho ngôi nhà và gia chủ luôn luôn san sẻ và gặp nhiều thuận lợi trong gia đình và làm ăn trong cuộc sống công việc.
4. Phân loại mái nhà lợp ngói âm dương
Tìm hiểu thêm: Mẫu nhà ống 3 tầng 1 tum hiện đại của anh Ngọc ở Long Biên – WEDO
Khi nói về ngói âm dương, có thể phân loại theo: ngói âm dương, ngói tiểu, bộ ngói viền (viền lớn và viền nhỏ). Ngói âm dương cũng có thể chia thành 2 loại là tráng men và không tráng men.
Ngói âm dương lùi lại những năm của chế độ phong kiến vô cùng đắt đỏ, chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể dùng ngói âm dương để lợp nhà, hay những công trình đền thờ, miếu và rất nhiều công trình truyền thống. Khi mái thái và mái bê tông chưa du nhập, thì mái ngói bình thường và mái tranh rơm rạ mỗi khi mưa nắng đều gặp phải những khó khăn nhất định. Trong khi đó, mái âm dương lại được coi như một dòng ngói cao cấp bởi độ đẹp và sang trọng cũng như tiện nghi của nó.
5. Những địa điểm có thể mua được mái lợp ngói âm dương
Địa điểm số 1 mua được mái ngói âm dương chất lượng phải kể đến làng nghề truyền thống Quỳnh Sơn – Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đây là làng nghề truyền thống với hơn 100 năm tuổi làm ngói. Tuy nhiên, ngói âm dương ở đây không quá cầu kì cách điệu, mà thay vào đó là sự đơn giản, thường là không tráng men và in họa tiết cầu kì.
Nếu quý anh chị cần tìm loại ngói cho những ngôi nhà sang trọng, cần đến sự cầu kỳ và tỉ mỉ hơn, như khách sạn truyền thống, đền thờ, miếu,… thì Bát Tràng là địa điểm mà chắc chắn bạn cần lưu tâm. Bởi sự kỹ càng và tinh tế để làm ra những viên ngói tráng men tinh xảo khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
6. Cách lợp ngói âm dương
Cách 1: Lợp ngói âm dương trên mái bê tông (sử dụng khi độ dốc lớn hơn 40 độ)
+ Bước 1: Chuẩn bị ngói, làm sạch bề mặt.
Chuẩn bị cho quá trình vận chuyển ngói phải hết sức cẩn thận, ngói vận chuyển xong phải xếp thành từng hàng gọn không ngói sẽ bị vỡ hoặc bị nấm mốc, rêu ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của viên ngói cũng như cả công trình. Cùng với đó, cần loại bỏ những viên ngói không đạt chất lượng.
+ Bước 2: Quét chống thấm cho mái bê tông.
Việc làm này để tránh cho ngôi nhà không bị thấm dột, không bị nứt thấm sau một thời gian lợp ngói. Trong khâu này yêu cầu đội thi công phải hết sức cẩn thận, quét tỉ mỉ để đề phòng bị thấm, dột không mong muốn sau quá trình sử dụng lâu dài.
+ Bước 3: Tiến hành lợp mái ngói âm dương.
Phải tiến hành lợp ngói từ giữa sang 2 bên. Phải tuân thủ theo chính xác theo nguyên tắc này, vì đây là một trong công đoạn quan trọng trong lợp ngói âm dương, lợp từ giữa sẽ giúp công đoạn nhanh hơn. Khi lợp từ giữa sang 2 bên, chúng ta sẽ có 2 nhóm thi công, mỗi nhóm sẽ lát từ giữa qua 2 đầu. Đặc biệt, sẽ đảm bảo sự đồng nhất kích thước, độ chuẩn cũng như độ đồng đều và đẹp mắt theo đúng cách đọc bản vẽ xây dựng.
+ Bước 4: Đặt ngói lợp lên trên mặt bê tông.
Đặt ngói lên dán trên mặt bê tông, đổ hồ lên và dùng bay xây dựng gõ chặt để đảm bảo viên ngói dính chặt vào mặt bê tông. Sau khi lợp ngói xong, từng vị trí dán sẽ được kiểm tra lại bằng bay xây dựng để loại bỏ những phần thừa của hồ. Chuẩn bị chổi vệ sinh để loại bỏ hết vữa thừa, giúp công trình luôn sạch đẹp.
+ Bước 5: Chát dàn phần viền (hay còn gọi là phần đuôi mái).
Đây cũng là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong cách lợp ngói âm dương, quyết định đến vẻ đẹp của công trình. Thợ thi công sẽ chát hồ lên 2 dòng chỉ của ngôi nhà. Trên tất cả các đầu của đuôi mái, chát đều và tạo viền để hoàn tất việc lợp mái. Ở cách lợp ngói âm dương dán trên bê tông này, công đoạn chát viền, cần người thợ phải đắp vữa xoa đều để viền vuông vắn, đẹp mắt và sang trọng.
Cách 2: Lợp mái ngói âm dương trên cầu phong (áp dụng khi mái có độ dốc
>>>>>Xem thêm: Thiết kế nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ đẹp miễn chê tại Bình Dương
+ Bước 1: Tiến hành đóng cầu phong.
Việc quan trọng là cầu phong phải vững chãi và có độ rộng vừa vặn với ngói âm dương mới có thể lợp ngói cũng như tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chiều dài của cầu phong phải dài là 6:7cm, chiều rộng là 3:4cm. Lưu ý, khi đóng cầu phong phải có hàng tàu chắc chắn để thực hiện chức năng nâng đỡ cho mái ngói an toàn hơn.
+ Bước 2: Tiến hành lợp ngói.
Đầu tiên, chúng ta đặt một viên ngói âm nằm trên 2 thanh cầu phong thật chắc chắn, tiếp đến đặt tiếp một viên ngói dương lên để khớp với viên ngói âm đúng quy trình. Sau đó, tiếp tục lợp mái ngói âm dương đến hết, lợp lần lượt từ vị trí luống này sang luống khác khắp mái ngói tới nóc nhà.
+ Bước 3: Tiến hành lợp ngói rìa bằng si măng dẻo.
Đây là bước quan trọng để kết thúc quá trình lợp mái, cũng là khâu quyết định cho quá trình lợp mái, đảm bảo các viên ngói nằm trên cùng một đường thẳng.
Cách lợp ngói âm dương thứ 2 này đặc tính là rất dễ bị lệch nên cần chú ý kĩ càng công đoạn 3 này để khi lợp xong, mái nhà được thẳng hàng, đẹp mắt.
Trên đây là thông tin chi tiết về mái ngói âm dương mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về ngói âm dương và cách lợp ngói âm dương chính xác trong các công trình xây dựng của gia đình.