Nhiều gia chủ thường tìm hiểu thêm quy trình sơn nhà để nắm bắt tình hình công trình của mình. Nhằm tránh tình trạng đơn vị thi công “đốt cháy” giai đoan, làm việc cẩu thả,… từ đó làm giảm tính an toàn và chất lượng của ngôi nhà sau khi xây.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn quy trình sơn nhà từ A đến Z
Trên thực tế, việc trang bị cho bản thân kinh nghiệm sơn nhà cũng giúp quý gia chủ chủ động trong mọi tình huống. Cùng tìm hiểu về quy trình thi công sơn chuẩn trong bài viết dưới đây của WEDO!
Contents
- 1 1. Lưu ý trước khi bắt đầu quy trình sơn nhà
- 2 2. Quy trình sơn lại nhà cũ
- 2.1 Bước 1: Quy trình sơn nhà bắt đầu với vệ sinh bề mặt
- 2.2 Bước 2: Thi công keo dán
- 2.3 Bước 3: Quy trình sơn tường cũ với việc xử lý thấm và nứt
- 2.4 Bước 4: Thi công lớp sơn bả matit
- 2.5 Bước 5: Quy trình sơn nhà cũ với việc đánh bóng bề mặt tường
- 2.6 Bước 6: Quy trình sơn tường cũ với việc tiến hành lăn sơn
- 3 3. Quy trình sơn nhà mới xây
1. Lưu ý trước khi bắt đầu quy trình sơn nhà
Chọn thời điểm sơn nhà
Thời điểm thích hợp nhất để sơn nhà là vào đúng thời tiết mùa thu của miền Bắc với đặc thù mát mẻ, khô ráo. Gia chủ nên lựa chọn thời điểm sơn nhà vào khoảng cuối tháng 8, tháng 9, tháng 10 dương lịch. Tuy nhiên, việc đòi hỏi thời tiết lý tưởng như vậy là điều rất khó với các vùng miền khác nhau ở nước ta, đồng thời cũng không đáp ứng được nhu cầu xây dựng quanh năm. Bạn vẫn có thể sơn nhà vào mùa xuân, mùa hạ và mùa đông nhưng tránh thời điểm trời mưa kéo dài hay khi độ ẩm không khí tăng cao. Bởi khi đó, công trình sẽ lâu khô và gặp nhiều sự cố như bong tróc, ngấm ẩm,…
Mặt khác, cũng không nên sơn nhà khi trời đang quá nắng bởi sơn cần một thời gian nhất định để có thể bám dính chắc chắn vào bề mặt tường. Dung môi bay hơi nhanh hơi khi nhiệt độ cao làm giảm độ bám, khiến màng sơn bị bong tróc, dễ rạn, nứt, nhăn nhúm.
Chọn màu sắc phù hợp trong các công đoạn sơn nhà
Màu sơn gồm một số màu gốc, các màu sắc khác đều được pha chế từ màu gốc. Hầu hết các hãng sơn đều có bảng màu phong phú để khách hàng lựa chọn. Xét về lý thuyết, màu của các hãng là giống nhau. Tuy nhiên, màu thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng sơn, hệ thống hay và tay nghề thợ thi công trong quy trình sơn nhà.
Ánh sáng cũng là yếu tố quyết định đến màu sơn, cùng một màu sơn nhưng nếu bạn quan sát dưới ánh sáng tự nhiên sẽ khác với khi quan sát dưới ánh sáng điện. Do đó, bạn cần xác định tông màu trang trí, khả năng chi trả để lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp; đặc biệt đối với những thiết kế nhà mang kiến trúc độc đáo như tân cổ điển, mẫu nhà hiện đại có họa tiết vòm,…
Cuối cùng, đừng quên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để phối kết hợp màu sắc sao cho độc đáo và đẹp mắt.
Tính toán lượng sơn cần mua
Để tính toán chính xác lượng sơn cần mua, bạn cần biết rõ độ phủ của từng loại sơn. Độ phủ chính là số m2 mà 1 lít hay 1kg sơn có thể sơn phủ lên bề mặt vật cần sơn như tường nhà hay kim loại. Độ phủ cũng phụ thuộc vào bề mặt thi công có bằng phẳng hay không. Lượng sơn cần dùng cho bề mặt bằng phẳng sẽ đỡ tốn kém hơn so với cho bề mặt gồ ghề.
2. Quy trình sơn lại nhà cũ
Đối với nhà cũ cần phải sửa chữa nhà thì sơn lại tường cũ là công đoạn quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, tường nhà cũ yêu cầu nhiều công đoan hơn, nhiều việc cần thực hiện hơn trước khi bắt tay vào sơn lại tường.
Bước 1: Quy trình sơn nhà bắt đầu với vệ sinh bề mặt
Bề mặt tường sau 1 thời gian sẽ có nhiều hiện tượng không mong muốn so với những ngày đầu mới sơn tường. Vì vậy, trước khi bắt đầu quy trình sơn nhà, cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.
Cụ thể với từng vấn đề trên bề mặt, ta có các cách xử lý như sau:
+ Bề mặt chứa chất dơ, chứa bột: làm sạch bằng nước với áp lực cao. Chất tẩy nhẹ cũng có thể được sử dụng. Nếu bề mặt có nhiều bột, nên sơn 2 lớp sơn lót chống kiềm sau khi làm sạch bề mặt.
+ Bề mặt chứa màng sơn cũ/ vữa xi măng: tẩy sạch chúng bằng các dụng cụ đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Bề mặt không bằng phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
+ Bề mặt bị rêu, nấm: tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc dụng cụ đục, cạo. Bên cạnh đó, cũng cần xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Sau khi đã xử lý xong, rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
+ Bề mặt chứa dầu mỡ: tẩy sạch bằng chất tẩy nhẹ và 1 ít dung môi (nếu cần thiết). Rửa lại thật kỹ để tẩy tất cả mọi vết bẩn.
Bước 2: Thi công keo dán
Sau khi loại bỏ các bụi bẩn, ẩm mốc trên tường, bạn có thể sử dụng keo dán để thi công các mặt tiếp xúc của tường. Tại bước này, bạn hãy sử dụng các loại keo dán chuyên dụng kết hợp với nhau. Các loại keo này có độ thẩm thấu mạnh, nó có thể thâm nhập vào sâu bên trong bề mặt tường và cải thiện khả năng bám dính của lớp sơn tường.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiến hành rải lớp keo này đều tay để đảm bảo độ mịn của bề mặt tường.
Bước 3: Quy trình sơn tường cũ với việc xử lý thấm và nứt
Quy trình sơn nhà cũ đảm bảo hiệu quả tốt nhất mà hầu hết gia đình nên áp dụng, đó chính là thực hiện chống thấm cho tường trước khi sơn lại. Nhất là đối với những bức tường ở phòng tắm và nhà bếp, nơi ẩm ướt và có tiếp xúc với nước. Những bức tường ở khu vực này rất dễ thấm nước, do đó, khi bạn chống thấm sẽ giúp lớp sơn bền màu và đẹp mắt hơn.
Chống thấm tường đòi hỏi phải sử dụng lớp phủ chống thấm đặc biệt, chúng cần cân đối với sơn, độ dày của lớp chống thấm có thể giữ trên 1,5mm. Bên cạnh đó, một số bức tường nhà còn có thể sẽ cần xử lý các vết nứt. Tốt nhất bạn nên thuê đội ngũ thi công uy tín để giải quyết vấn đề này một cách triệt để nhất, nhờ đó chúng sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của tường sau khi sơn.
Bước 4: Thi công lớp sơn bả matit
Sau khi lớp nền của tường đã được xử lý bề mặt, bạn có thể sơn bả matit. Mục đích của việc thi công lớp sơn này chính là làm cho bức tường cũ của bạn trở nên mịn và mượt mà hơn, tránh không đồng đều màu sơn sau khi hoàn thiện.
Bạn có thể lựa chọn bột matit dựa vào tiêu chí về độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp, chúng sẽ ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công công trình và cả chi phí sơn sửa nhà cũ. Bạn có thể chọn bả 1 lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào tình trạng tường nhà của mình.
Lưu ý, sau khi đã trộn bột, bột chỉ có thể sử dụng trong 1 – 2 giờ. Sau thời gian này, bột sẽ bị khô và cứng lại, không thể tiếp tục thực hiện thi công nữa.
Bước 5: Quy trình sơn nhà cũ với việc đánh bóng bề mặt tường
Nếu trong quy trình sơn nhà cũ thiếu kinh nghiệm, sẽ rất khó để bạn có thể đảm bảo độ mịn của bề mặt tường sau khi sơn lớp bả matit. Do đó, sau khi bột matit đã khô hoàn toàn, bạn nên sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt bằng phẳng hơn.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trồng cây giữa cửa nhà có tốt không?
Khi thực hiện đánh bóng, bạn nên giữ một lực vừa phải và đánh cho đến khi tường phẳng hoàn toàn. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những chỗ góc tường để đảm bảo mặt tường phẳng đều.
Bước 6: Quy trình sơn tường cũ với việc tiến hành lăn sơn
Ở bước này, nên chú ý tới sơn bề mặt trước, sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính. Sau đó là lăn sơn màu.
+ Thi công sơn lót: dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.
+ Thi công sơn phủ: dùng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn phủ màu.
Khuyến cáo: Do bề mặt tường cũ, yếu nên khi lựa chọn sản phẩm để thi công lại, người tiêu dùng cần tìm hiểu để được TƯ VẤN tận tình, chọn màu sơn nhà có thương hiệu và chất lượng.
Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết trên bề mặt tường sáng đều là đặt.
3. Quy trình sơn nhà mới xây
Bước 1: Quy trình thi công sơn bả tường mới với việc chuẩn bị bề mặt
+ Trước khi tiến hành quy trình sơn nhà mới, công trình cần phải đạt được độ khô cần thiết. Thông thường, trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể thi công sơn được. Tính cả thời gian để tường nhà khô và thi công sơn có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.
+ Để độ bám dính của lớp bả matit hoặc lớp sơn phủ đạt hiệu quả tốt nhất, cần loại bỏ hết các tạp chất bằng cách dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường.
+ Tiếp đến, cần dùng giấy ráp mịn hoặc thô vệ sinh tường lại lần nữa để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường. Sau đó mới vệ sinh bụi bẩn.
+ Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc tiến hành quy trình sơn tường không bả, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.
Bước 2: Thi công sơn chống thấm
+ Khi tiến hành sơn tường, một số người có quan niệm sai lầm rằng sử dụng sơn chống thấm bên trong nhà là không cần thiết. Sở dĩ phải tiến hành sơn chống thấm bởi công đoạn này sẽ bảo vệ công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Bên cạnh đó, vẫn giữ được độ bền đẹp cho căn nhà của bạn.
Đặc biệt ở Việt Nam, việc sơn chống thấm càng quan trọng hơn. Do nước ta mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, làm cho nhà dễ xảy ra hiện tượng thấm và dột hơn. Do đó, đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm.
+ Trong quy trình sơn nhà mới, có 1 quy tắc mà quý gia chủ cần nắm vững đó chính là phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn. Sơn chống thấm cũng phải vậy. Tường cần được vệ sinh qua nhằm tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
+ Khi tiến hành sơn chống thấm, cần phải trải qua 2 lần sơn. Lần thứ nhất, trước khi thi công cần hòa trộn sơn chống thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý: hỗn hợp sau khi thi công cần phải thi công ngay, không được để lâu quá 3 tiếng.
Muốn thi công sơn lần 2, phải để lớp sơn lần 1 đạt được độ khô nhất định. Thông thường là 2 tiếng sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2.
+ Cách pha trộn lớp sơn lần thứ 2 tương tự như lần 1. Sau khi thi công xong, nếu quan sát bằng mắt thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp thì công trình đã đạt yêu cầu.
Bước 3: Bả (trét) bột matit
Cũng giống như sơn chống thấm, quy trình sơn bả cũng phải trải qua 2 lần thực hiện để bảo vệ lớp sơn cũng như thời gian của sơn tường được lâu bền với thời gian.
Bả (trét) lần 1:
+ Trộn đều hỗn hợp được làm từ bột bả (trét) và nước sạch theo tỷ lệ thích hợp. Trộn cho đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
+ Tiến hành bả (trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt. Sau đó để khô từ 1 – 2 tiếng trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2 (nếu để lâu hơn thì bột sẽ bị chết).
Lưu ý: trước khi tiến hành bả (trét) lần 2, cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cục, sạn có trên tường nhằm tăng độ bám dính.
Bả (trét) lần 2:
+ Sau khi bột bả đạt đủ độ khô cần thiết, ta tiến hành cho thi công lần 2.
+ Sau khi bả (trét) xong lần 2, để bột khô trong vòng 3 tiếng. Sau đó làm phẳng bề mặt bằng cách dùng ráp mịn. Để đảm bảo quy trình sơn nhà mới được tốt nhất, không dùng rám nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
+ Để việc làm phẳng được tốt hơn, trong quá trình ráp nên dùng bóng điện chiếu vào. Việc làm này sẽ giúp cho việc phát hiện chỗ lồi lõm được dễ dàng hơn. Lưu ý: không nên bả sửa quá 2 lần và không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
+ Có thể thi công bước tiếp theo sau 24 tiếng.
Bước 4: Quy trình sơn nhà với việc thi công sơn lót
+ Việc tiến hành sơn lót rất cần thiết khi sơn tường mới. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 1 hoặc 2 lớp chống kiềm bằng rulo. Nếu sử dụng 2 lớp thì mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 tiếng để đảm bảo độ khô cần thiết.
+ Có thể gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn bằng cách pha thêm 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công.
Bước 5: Thi công sơn màu hoàn thiện
Để lớp sơn tường nhà lên màu đẹp, ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng quy trình các bước trước đó thì các bạn cũng cần lưu ý cho bước sơn cuối cùng này.
Sơn màu lần 1
+ 2 tiếng sau khi sơn lót, có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
+ Tùy vào bề mặt sơn hay mong muốn của gia đình mà quý khách hàng có thể chọn dụng cụ thi công là máy phun sơn, cọ hoặc rulo.
+ Trước khi thi công sơn màu, nên pha loãng sơn với 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
+ Sau khi sơn màu lần 1, cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và sửa chữa, rút kinh nghiệm cho lớp sơn hoàn thiện lần cuối.
Sơn màu lần 2
+ Tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối sau 2 tiếng hoàn thành lớp sơn màu lần 1. Do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên thi công phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ.
+ Khi sơn xong, nên sử dụng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là ĐẠT.
>>>>>Xem thêm: Cách tính 1m3 gạch bao nhiêu viên chính xác nhất
Thi công sơn nước là một quy trình nhìn tuy đơn giản nhưng khi bước vào thi công lại không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người thi công không chỉ chuyên nghiệp, tỉ mỉ tay nghề cao trong quy trình sơn nhà mà cần có con mắt thẩm mỹ mới có thể tạo ra những công trình hoàn hảo, một căn nhà đẹp. Chúc bạn có được một công trình hoàn mỹ!