Do những đặc điểm về vị trí địa lý và khí hậu, kiến trúc xây dựng nhà ở cũng như cách sắp xếp, bài trí không gian sống mà những mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ sở hữu những nét đẹp độc đáo, phản ánh một phần kho tàng văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và tài hoa của người dân bản địa. Xuất phát từ tình yêu, niềm say mê với văn hóa dân gian, hiện nay nhiều gia chủ vẫn chọn xây nhà theo kiến trúc miền Bắc xưa. Hãy cùng WEDO dạo 1 vòng quanh các ngôi nhà đẹp dung dị mà hiện đại, gây xuyến xao lòng người này.
Bạn đang đọc: Bật mí những mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ đẹp nhất hiện nay
>>Xem thêm: Mẫu nhà cấp 4 đẹp ở miền Tây
Contents
Đôi nét về mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ
Nhà truyền thống Bắc Bộ phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ hay là những ngôi nhà truyền thống như nhà 3 gian 2 chái, 5 gian, 7 gian thường có khoảng sân vườn rộng rãi trước nhà. Một số nét đặc trưng trong thiết kế nhà ở Bắc Bộ mà ít kiểu nhà ở khác có được chính là:
Phân loại các kiểu nhà truyền thống Việt Nam (miền Bắc)
Theo cấu trúc nhà: nhà 3 gian miền Bắc, nhà 5 gian, hay nhà 7 gian tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Chất liệu mẫu nhà cổ Bắc Bộ
Thường sử dụng các chất liệu như: Gỗ tự nhiên, bê tông hoặc bê tông giả gỗ. Trong đó, chất liệu phổ biến nhất là gỗ tự nhiên 100%. Các loại gỗ được chọn để làm nhà truyền thống Bắc Bộ thường là: Gỗ lim, gỗ hương, gỗ xoan,… Ngoài ra còn kết hợp với các vật liệu khác như ngói đỏ, xi măng, gạch,… Từ đó tạo nên một kiến trúc nhà đẹp đong đầy giá trị truyền thống.
Kết cấu mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ
Dân gian có câu: “Lối kẻ truyền tiền, tiền kẻ hậu bẩy”. Tức là kết cấu nhà bao gồm 3 phần chính đó là hệ thống cột, kết cấu mái, và các hoa văn chạm khắc. Hệ thống cột, xà, kẻ, bẩy có chức năng chịu lực dàn đều cho căn nhà gỗ. Phần mái được thiết kế 2 mái, 4 mái có độ dốc vừa phải đảm bảo công năng thoát nước tối ưu.
Bên cạnh đó, còn có những cấu kiện khác để tạo nên ngôi nhà ở truyền thống bắc bộ hoàn chỉnh như: cửa bức bàn, khung song ô thoáng, con rường, câu đầu, thượng lương.
Hoa văn chạm khắc
Theo truyền thống Bắc Bộ, các mẫu nhà bao giờ cũng có những hoa văn chạm khắc rất tinh xảo như tranh dân gian, tứ quý, tứ quả, tứ hoa sen, mai điểu, hươu sao dưới gốc tùng,… Mỗi hoa văn được chạm khắc trên các cấu kiện gỗ không chỉ tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa giáo dục con trẻ những giá trị tốt đẹp của cha ông.
Nội thất nhà truyền thống Việt Nam
Những ngôi nhà truyền thống Bắc Bộ luôn có những phần nội thất rất đặc trưng trong mỗi ngôi nhà. Gian chính là gian thờ tổ, sẽ bao gồm phần nội thất như: Án gian, cửa võng thờ nhiều lớp được đục chạm tinh xảo, cùng với đó là các câu đối, đại tự.
Gian bên cạnh được sắp xếp làm không gian tiếp khách được bố trí nội thất đầy đủ: Trường kỷ, sập gụ tủ chè, loa nghe nhạc đĩa than, các bức tranh chạm khắc. Đây là những phần nội thất đặc trưng đại diện cho kiểu nhà ở truyền thống Bắc Bộ.
Bật mí các mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ đẹp dung dị, xuyến xao lòng người
Hiện nay, nhiều gia chủ xây nhà theo kiến trúc nhà truyền thống với mong muốn tìm lại khung cảnh yên bình, tĩnh lặng của làng quê Bắc Bộ xưa. Sau đây là một số mẫu nhà truyền thống tiêu biểu Quý gia chủ có thể tham khảo:
Mẫu nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Đây là ngôi nhà đặc trưng của người dân Bắc Bộ bởi sử dụng những vật liệu rất quen thuộc như gỗ, đá ong, gạch. Nét đặc trưng của nhà gỗ Bắc Bộ thể hiện ở sự tinh xảo, cầu kỳ trong từng đường nét chạm khắc. Với hai gam màu chủ đạo là màu nâu ấm áp sang trọng của gỗ và mái ngói, đỏ tươi. Tuy nhiên, cấu trúc của ngôi nhà truyền thống miền Bắc vô cùng chặt chẽ, tuân theo những quy chuẩn nhất định.
Mẫu nhà Rường Bắc Bộ
Nhà Rường là ngôi nhà được dựng hoàn toàn 100% bằng gỗ như Lim, Sến, Xoan Đào, Mít, Sồi,… Để dựng được một ngôi nhà Rường truyền thống, ít nhất bạn phải chuẩn bị gỗ từ 1 năm đến 3 năm, sau đó thuê nghệ nhân chạm, đục,…
Ngoài ra, mái nhà xưa Bắc Bộ còn làm kèo bằng gỗ Tàu trồng rất nhiều ở Phú Thọ, điển hình là cây duối 2100 tuổi lớn nhất Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Những mẫu nhà 2 tầng đẹp ở nông thôn hiện đại, giá rẻ
Mẫu nhà bê tông cốt thép hiện đại kết hợp kiến trúc truyền thống
Kiến trúc nhà ở nông thôn Bắc Bộ có nhiều kiểu nhà thiết kế khác nhau. So với mẫu nhà Rường như trên thì rất tốn kém và đòi hỏi sự công phu do kết cấu phức tạp hơn rất nhiều.
Đối với kiểu nhà bê tông cốt thép, không gian bên trong nhà sẽ được thiết kế theo phong cách nông thôn truyền thống với các khu vực chức năng như: Phòng thờ, phòng khách và phòng ngủ với chi phí xây dựng thấp. Xây tường bê tông và kèo thép nhẹ lợp tôn giả ngói hoặc ngói. Ngoài ra, gia chủ có thể lựa chọn xây mẫu nhà 3 gian hiện đại, 4 gian, 5 gian. Thậm chí nhà có 6 gian đến 7 gian theo kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ.
>> Có thể bạn quan tâm: Lạ mắt với mẫu thiết kế nhà 3 gian hiện đại kết hợp truyền thống
Lưu ý quan trọng để sở hữu mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ đẹp
Nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ, ngoài việc đã chọn được mẫu ưng ý thì đừng quên bỏ qua những lưu ý cơ bản dưới đây:
Chọn vật liệu xây dựng chất lượng cao
Việc chọn vật liệu xây nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho công trình, trước khi tiến hành thi công, gia chủ nên cân nhắc lựa chọn kỹ càng và chọn loại có chất lượng cao.
Hệ thống móng nhà kiên cố
Người xưa thường nói: “Gốc có vững, cây mới bền.” Mọi thứ đều bắt đầu từ gốc rễ, có gốc thì mới có ngọn. Xây nhà cũng vậy, nền móng nhà không ổn thì nhà sẽ không thể nào bền vững theo thời gian.
Dù công trình được thiết kế theo phong cách nào, diện tích bao nhiêu, nếu muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà. Phải đảm bảo sao cho nền móng vững chắc không bị lún, rạn nứt hoặc đổ bể các công trình xây dựng lân cận.
Móng công trình có nhiều loại tùy thuộc vào tải trọng và quy mô của công trình. Từ tính chất các lớp nền của công trình mà đội ngũ kỹ thuật sẽ tính toán và quyết định sử dụng loại móng phù hợp và an toàn.
Sử dụng tôn lợp mái – vẻ đẹp giao hòa giữa truyền thống và hiện đại
Lợp mái tôn đang là xu hướng trong thiết kế nhà ở Việt Nam hiện nay. Một trong những lý do vật liệu lợp mái này trở nên phổ biến bởi những giá trị thẩm mỹ mà chúng mang lại. Đặc biệt, mái giả ngói, với kiểu dáng và màu sắc giống với hệ mái ngói xưa nhưng nhờ kết cấu và vật liệu hiện đại, cao cấp đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng tại Việt Nam khi mong muốn sở hữu một ngôi nhà an toàn, chắc chắn, hiện đại nhưng vẫn giữ được diện mạo truyền thống.
>>>>>Xem thêm: Những mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 12m đẹp từng góc nhìn
Hy vọng những mẫu nhà truyền thống Bắc Bộ mà chúng tôi gửi đến hôm nay đã giúp Quý gia chủ yêu chuộng kiến trúc truyền thống hình thành nên cảm hứng cho công trình tâm huyết. Moi thắc mắc xin vui lòng kết nối với WEDO theo form liên hệ bên dưới để nhận tư vấn tận tình!