Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong nội thất – xây dựng. Vậy thi công trần thạch cao thế nào mới đảm bảo kỹ thuật và tính thẩm mĩ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn thi công trần thạch cao từ A đến Z
Contents
Đặc điểm của tấm thạch cao
Thạch cao được biết đến với những đặc tính nổi bật như:
– Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.
– Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.
– Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.
– Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng.
– Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh. Được sử dụng nhiều cho thiết kế nội thất.
Tấm thạch cao có thể ứng dụng làm trần nhà, làm vách ngăn, làm tường, vậy muốn có biện pháp thi công khoa học, chuẩn kỹ thuật cần phải hiểu rõ cấu tạo của trần thạch cao.
Cấu tạo của trần thạch cao
Trần thạch cao có cấu tạo bao gồm:
- Thanh chính: là thanh chịu lực được treo trên trần nhà cùng với các ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: liên kết với các thanh chính, thanh này tiếp xúc trực tiếp với tấm trần thạch cao.
- Thanh viên: Là cách thanh liên kết giữa vách (tường) cùng với các thanh chính và thanh phụ.
- Tấm thạch cao: Đây là tấm được liên kết với các thanh phụ, thanh chính, thanh viên để phủ hệ thanh xương tạo nên mặt bằng hoàn chỉnh.
- Các phụ kiện khác: Đây là các phụ kiện thường được dùng để liên kết các thanh với nhau tạo ra hệ thống trần hoàn chỉnh.
Phân loại trần thạch cao thi công
Về cấu tạo chung, có thể hiểu, trần thạch cao là kiểu trần được lắp ghép từ các tấm thạch cao. Tuy nhiên, trần thạch cao có 2 loại trần chính là trần thạch cao nổi (trần thả) và trần thạch cao chìm.
Trần thạch cao nổi
Kiểu trần này được hiểu là loại trần mà khi thi công các tấm đã được định hình sẵn. Tấm trần được thả vào các ô đã được định trước.
Ưu điểm của kiểu trần này là có thể tháo lắp, bởi vậy nếu gặp sự cố, việc khắc phục ở trần thả dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do không cần sơn bả, nên quy trình thi công cũng được rút ngắn hơn. Nhờ ưu điểm này, trần nổi được sử dụng phổ biến trong thiết kế văn phòng, trung tâm thương mại, showroom…Tuy nhiên, trần thả có tính thẩm mỹ không cao.
Trần thạch cao chìm
Đây là kiểu trần thạch cao có tính thẩm mỹ cao nhất, bởi khung xương thạch cao được giấu chìm vào trong, kiểu dáng cũng đa dạng. Trần thạch cao chìm gồm 2 loại như sau:
Trần thạch cao phẳng.
Trần phẳng có hình dáng giống trần đúc, trần bê tông. Tuy nhiên, do trần thạch cao có độ mịn, phẳng gần như tuyệt đối nên kiểu trần này tạo được hiệu ứng tốt hơn.
Trần thạch cao giật cấp.
Đây là kiểu trần tạo nên thương hiệu của trần thạch cao. Sở dĩ vậy, vì bên cạnh những ưu điểm chung của trần thạch cao, trần giật cấp là kiểu trần có tính thẩm mỹ đạt ở mức độ hoàn hảo nhất.
Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện
Để thực hiện được việc đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện, các đội thợ cần phải đọc bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện. Sau đó, lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần sao cho tránh vị trí vướng thiết bị điện. Ưu điểm của việc này sẽ đảm bảo sau này khi khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương, ảnh hưởng đến độ chắc chắn, độ phẳng và thẩm mỹ của trần. Tuy nhiên, do đặc thù nên khi thi công sẽ tốn vật tư và nhân công.
Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm
Yêu cầu này để đảm bảo dễ dàng kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, các vị trí sẽ phải gia cố trước khi bắn. Trần sẽ chắc chắn hơn, khi bắn tấm không bị võng xệ trần.
Cách thi công trần thạch cao
1. Thi công trần thạch cao nổi
Thi công trần thạch cao nổi với 12 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà:
Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Tiếp đến ta sẽ đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột. Thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường. Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.
Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.
Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà
Khi phân chia trần nhà cần đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 60 x 120cm; 61 x 122cm; 60 x 60cm hoặc 61 x 61cm.
Bước 5: Móc treo trần thạch cao
Tìm hiểu thêm: Đèn treo tường đồng tinh tế – mảnh ghép tuyệt vời cho không gian
Móc treo trần thạch cao phải cách nhau từ 120 đến 122cm
Các điểm treo trần thạch cao thả nên có khoảng cách là 120 – 122cm. Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 60cm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 61cm). Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép. Cần sử dụng mũi khoan 0,8cm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.
Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc
Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 80–120cm.
Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1
Theo cách làm trần thạch cao thả thông dụng, các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 60cm hoặc 61cm).
Bước 8: Liên kết thanh phụ 2
Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220). Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 60cm (hoặc 61cm).
Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi
Điều chỉnh khung trần phải được thực hiện ngay sau khi lắp đặt xong. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Độ cao của trần nhà cũng cần phải được kiểm tra lại bằng máy lazer hay phương pháp dăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.
Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần
Kích thước của các tấm cần sử dụng là:
- Tấm 59,5 x 119cm cho hệ thống 60 x 120cm.
- Tấm 60,5 x 121cm cho hệ thống 61 x 122cm.
- Tấm 59,5 x 59,5cm cho hệ thống 60 x 60cm.
- tấm 60,5 x 60,5cm cho hệ thống 61 x 61cm.
Các tấm sẽ được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt sao cho thật phẳng.
Bước 11: Xử lí viền trần thạch cao
Cách xử lý viền trần thạch cao thả thông dụng:
- Đối với mặt tấm trần: Dùng lưỡi dao bén hoặc cưa răng vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.
- Đối với sườn trần: Thường sẽ được dùng kéo (hoặc cưa) để cắt.
Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu và bàn giao. Yêu cầu cho khâu này là cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Khung và mặt tấm trần thạch cao cần phải được làm sạch sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.
2. Thi công trần thạch cao chìm
Về cơ bản các bước thi công trần thạch cao chìm cũng tương tự như cách đóng trần thạch cao thả. Chỉ khác ở một số bước cơ bản. Thi công trần chìm được ứng dụng nhiều trong thi công nội thất.
Bước 1: Xác định về độ cao của trần
Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Tiếp đến ta sẽ đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột. Thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.
Bước 2: Cố định các thanh viền tường
Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường. Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.
Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.
Bước 3: Phân chia khoảng trần
Đối với cách thi công trần thạch cao chìm khoảng cách phù hợp nhất giữa tâm điểm thanh chính so với thanh phụ là 80–90cm.
Bước 4: Móc treo trần thạch cao
Sử dụng mũi khoan 0,8cm, liên kết với các pát và tắc kê để cố định các điểm treo. Tương tự như trần thạch cao thả khoảng cách giữa các ty là 120cm và ty gần nhất với vách là 61cm.
Bước 5: Lắp các thanh chính:
Khoảng cách 80–120cm. Chuẩn kỹ thuật là 100cm.
Bước 6: Lắp thanh phụ
Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.
Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
Tấm thạch cao thứ 1:
- Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
- Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
- Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.
Lắp tấm thạch cao thứ 2: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ. Cứ như thế lặp lại cho đến hết.
>>>>>Xem thêm: Mê mệt 5 mẫu nhà ống 2 tầng 5x19m kiến trúc hiện đại đẹp
Bước 8: Xử lý bột trít phủ kín các mối nối
Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.
Bước 9: Hoàn thiện
Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.
Như vậy các bạn vừa cùng chúng tôi trải qua các bước thi công trần thạch cao với từng loại trần sử dụng. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học, hoàn thiện công trình của gia đình.