Xây nhà 1 trệt 3 lầu đang là phương án lựa chọn số 1 của các gia chủ sinh sống tại các đô thị lớn hiện nay. Lý do gia chủ chọn mẫu nhà này bởi rất nhiều những ưu điểm vượt trội và công năng ưu việt, phục vụ trọn vẹn nhu cầu sinh hoạt của gia đình 4.0 hiện đại. Bên cạnh lợi thế đa công năng, nhà 4 tầng còn có thể dễ dàng biến hóa dưới nhiều phong cách thiết kế khác nhau, đem đến một vẻ đẹp toàn mỹ đến từng chi tiết.
Bạn đang đọc: KTS chia sẻ kinh nghiệm xây nhà 1 trệt 3 lầu từ A – Z
>> Mời bạn tham khảo: 4 mẫu thiết kế nhà 40m2 4 tầng thoáng sáng, gió lùa mát lịm
Contents
- 1 Có nên kiêng xây nhà 1 trệt 3 lầu (nhà 4 tầng) không?
- 2 Tất tần tật kinh nghiệm xây nhà 1 trệt 3 lầu gia chủ nên biết
- 3 Gợi ý bố trí công năng khoa học khi xây nhà 1 trệt 3 lầu
Có nên kiêng xây nhà 1 trệt 3 lầu (nhà 4 tầng) không?
Tại sao lại có quan niệm kiêng xây nhà 4 tầng?
Từ xưa đến nay, có rất nhiều người không yêu thích và thậm chí kiêng kỵ số 4. Lý do là vì theo quan niệm xa xưa, số 4 phát âm theo tiếng Hán Việt là Tứ (đồng âm với chữ Tử). Vì vậy mà con số này sẽ mang đến nhiều điềm xui rủi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Bởi vậy mà nhiều gia chủ luôn cảm thấy không nên làm nhà 4 tầng hay có 4 cột, 4 trụ,… Thậm chí họ cũng không mua chung cư tầng 4 hay không chọn biển số xe có số 4. Ngay cả số điện thoại có quá nhiều số 4 cũng được cho là một điều không may mắn.
Tuy nhiên tất cả những điều này đều từ đồn đoán, truyền miệng mà ra, Trên thực tế, chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh chúng có thật. Rất nhiều người vẫn sử dụng số 4, cũng như bắt gặp nhiều khoảnh khắc có xuất hiện số 4 nhưng không hề gặp phải điều bất trắc nào.
Trong quá trình xây nhà, có rất nhiều hoàn cảnh phải sử dụng đến số 4 để đảm bảo yếu tố phong thủy. Số 4 trong quan niệm của số học phương Tây tượng trưng cho sự cân bằng, ổn định và cấu trúc. Con số 4 mang đến chiều sâu và đại diện cho sự trật tự, vĩnh cữu, hoàn hảo. Đồng thời 4 gắn liền với sự hình thành thế giới vật chất, là sự tồn tại hữu hình của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong 1 năm.
Xây nhà 1 trệt 3 lầu (nhà 4 tầng) có nên kiêng không?
Đối với bất kỳ ai, việc sở hữu một ngôi nhà khang trang, tiện nghi chính là điều mà họ luôn mong ước từ lâu. Đồng thời ngôi nhà phải phù hợp với yếu tố phong thủy, nhất là hợp với bản mệnh của gia chủ. Thực tế có nhiều gia đình phải lựa chọn xây nhà 4 tầng mới cung cấp đủ không gian sinh hoạt của cả nhà. Nếu như xây 5 tầng thì không đủ kinh phí, mà xây 3 tầng thì lại không đảm bảo không gian sống của các thành viên. Vậy trong trường hợp này bạn có nên xây nhà 4 tầng không?
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, quan niệm kiêng xây nhà 4 tầng là 1 điều hoàn toàn phi lý và vô căn cứ. Bởi số tầng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy của ngôi nhà. Trong phong thủy nhà ở, yếu tố quan trọng nhất cần chú ý là hướng nhà ở, hướng đất, hướng cửa chính, mái nhà, cầu thang, nhà vệ sinh, nhà bếp,… Đồng thời việc bố trí, sắp xếp vật dụng nội thất chuẩn phong thủy mới là vấn đề cần lưu tâm hơn cả. Cho nên số tầng nhà ở hoàn toàn không liên quan tới phong thủy.
Tất tần tật kinh nghiệm xây nhà 1 trệt 3 lầu gia chủ nên biết
Chọn đất xây nhà phù hợp
Trước tiên, việc lựa chọn đất xây nhà phù hợp là một điều hết sức quan trọng mà gia chủ cần lưu ý. Cụ thể bạn nên cân nhắc kỹ càng các yếu tố dưới đây trước khi xây dựng:
+ Khu đất trước đó có bị san lấp hay nằm trong diện giải tỏa ở tương lai không?
+ Cơ sở pháp lý của khu đất có minh bạch, rõ ràng hay không?
+ Vị trí địa lý của khu đất ra sao? Có thuận tiện cho việc đi lại không?
+ Vị trí phong thủy khu đất như thế nào? Hướng xây nhà có hợp với mệnh của gia chủ?
Sau khi đã có câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi này, bạn đã có thể hoàn tất bước đầu việc chuẩn bị xây nhà 4 tầng.
Dự toán kinh phí phát sinh
Ngoài chú ý vấn đề phong thủy khi xây nhà 4 tầng, bạn còn cần quan tâm đến nguồn ngân sách, kinh phí xây nhà. Nhiều gia chủ chỉ chuẩn bị kinh phí xây nhà vừa đủ với tính toán ban đầu mà không có khoảng chi phí phòng hờ. Đây là điều hoàn toàn không nên vì trong quá trình xây dựng có thể phát sinh rất nhiều thứ.
Để tránh tình trạng bạn thiếu ngân sách, khiến công trình bị trì hoãn hay phải vất vả xoay tiền, tốt nhất từ ban đầu bạn nên tính toán chi phí xây dựng rõ ràng và chuẩn bị kinh phí dôi ra ít nhất 10%. Ngoài ra, khi lựa chọn đơn vị nhà thầu thi công bạn nên yêu cầu báo giá đầy đủ. Tuyệt đối tránh tình trạng báo giá thiếu minh bạch và không rõ ràng một số hạng mục, dẫn tới những vấn đề không mong muốn sau này.
Lựa chọn phong cách thiết kế nhà 1 trệt 3 lầu phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều mẫu thiết kế nhà 4 tầng theo các phong cách kiến trúc khác nhau. Vì vậy, việc tham khảo trước sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để thiết kế ngôi nhà của mình một cách hoàn hảo nhất. Đồng thời nên lựa chọn thiết kế sao cho phù hợp với hình dáng khu đất mà bạn định xây. Tốt nhất gia chủ nên tham khảo và trao đổi kỹ lưỡng với kiến trúc sư về việc này để quyết định mẫu thiết kế phù hợp nhất.
Gợi ý bố trí công năng khoa học khi xây nhà 1 trệt 3 lầu
Phân chia không gian chức năng cho nhà 4 tầng cần lưu ý đến tiêu chí nào?
Một công trình hoàn hảo không chỉ cần có ngoại thất thu hút mà mặt bằng nội thất đẹp cũng cần được tính toán, bố trí sao cho hợp lý, khoa học và thuận tiện, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của chủ nhận.
Kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình, WEDO xin chia sẻ đến bạn một số tiêu chí khi sắp xếp không gian nội thất trong nhà như sau:
Đầu tiên, phân chia không gian theo nhu cầu sử dụng:
+ Nếu bạn dự định xây nhà để ở kết hợp kinh doanh, bạn có thể bố trí khu vực kinh doanh ở tầng trệt hoặc thêm toàn bộ lầu 1. Các tầng lầu phía trên dùng để ở.
+ Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe, những căn phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động này sẽ được thêm vào nếu gia chủ mong muốn. Ví dụ: Phòng gym, phòng sách, sân thượng, garage,…
Thứ hai, xem xét theo độ tuổi của thành viên trong gia đình. Anh chị cần lưu ý hai đối tượng đặc biệt trong nhà: Người cao tuổi và trẻ em.
+ Phòng ngủ của người cao tuổi thường đặt tại các tầng thấp như tầng trệt. Nhà vệ sinh khép kín trong phòng hoặc gần phòng ngủ để thuận tiện di chuyển. Không gian phòng mở, thoáng nhưng vẫn giữ được sự riêng tư. Nên bố trí gần phòng sinh hoạt chung của gia đình để tiện đi lại.
+ Phòng của bé cần có các khu vực: Nơi nghỉ ngơi, góc học tập, chỗ chơi và tủ, kệ để đồ. Các hệ thống cửa, lan can, cầu thang cần được thiết kế đúng chuẩn và an toàn.
Thứ ba, xử lý không gian theo khu vực bên trong và bên ngoài nhằm tối ưu hóa diện tích.
+ Tùy theo diện tích xây dựng mà bạn nên phân chia khu vực chức năng hợp lý. Về cơ bản, bên trong nhà 4 tầng đều có phòng khách, phòng bếp + ăn, phòng ngủ (tùy theo số lượng thành viên), phòng thờ, WC. Bên ngoài sẽ có một khoảng sân nhỏ để trẻ nhỏ vui chơi, đậu xe.
+ Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố thiên nhiên, các phương pháp lấy nắng – sáng, thoáng khí khi xây nhà 4 tầng. Việc này sẽ giúp ngôi nhà có khoảng không để đối lưu không khí, tăng cường sinh khí cho tổ ấm. Giải pháp bạn có thể áp dụng là giếng trời, tạo hành lang thông gió, sử dụng các chất liệu như kính, gạch bông,…
Gợi ý một số khu vực chức năng đẹp đáng tham khảo khi xây nhà 1 trệt 3 lầu
Phòng khách hiện đại
Phòng khách là nơi đầu tiên gây ấn tượng với bạn bè, người thân, khách đến chơi. Không những vậy, thiết kế không gian phòng khách cũng sẽ thể hiện tính cách cũng như thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhà. Do vậy, bạn nên chăm chút đặc biệt cho không gian này để gây ấn tượng mạnh mẽ nhất.
Nhà bếp kết hợp phòng ăn tiện nghi
Khu vực bếp là nơi các thành viên quây quần bên nhau, cùng trò chuyện và thưởng thức những bữa cơm đầy ắp hương vị tình thân. Chính vì vậy, cách bố trí nhà bếp thông minh, đủ rộng, thoáng khí là các tiêu chí cần có khi bố trí khu vực này.
Tìm hiểu thêm: Tuổi 1983 làm nhà năm 2024 có đại cát đại lợi không?
Phòng ngủ ấm cúng
Phòng ngủ là không gian riêng tư nên cũng cần chăm chút thật kỹ lưỡng cho nơi này. Các nguồn năng lượng mới sẽ được tái tạo sau một giấc ngủ ngon.
Phòng trẻ em sinh động
Thế giới riêng của bé cần được thiết kế thoải mái, tối ưu nội thất để đảm bảo cho bé một không gian ngủ nghỉ thư giãn, đồng thời là nơi học tập, vui chơi lý tưởng.
Phòng tắm
Mặc dù không gian phòng tắm và WC chiếm diện tích nhỏ nhưng là một phần không thể thiếu trong ngôi nhà. Vì vậy khi thiết kế nơi này, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Bố trí khoa học, tránh gộp chung các khu vực khô và ướt.
+ Thiết kế thoáng khí, sáng sủa và tạo cảm giác rộng rãi. Một mẹo đơn giản là bạn có thể sử dụng là dùng kính làm vách ngăn, vừa tách biệt nhưng không bị tù túng. Bên cạnh đó, để phòng tắm sáng sủa hơn, chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên dùng gạch kính – vật liệu này vừa đẹp vừa trong suốt giúp lấy sáng tốt, đem lại cho bạn một không gian sáng thoáng vừa ý.
+ Đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lắp các tay vịn quanh khu vực vòi sen/ bồn tắm/ nhà vệ sinh. Hay thêm bục ngồi cho người lớn tuổi. Ngoải ra bạn cũng có thể chọn mua các loại gạch lát sàn chống trơn để tránh trơn, trượt ngã, gây nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ.
Xây nhà 1 trệt 3 lầu với cầu thang đẹp
Bên cạnh công dụng chính là kết nối các tầng với nhau, cầu thang là một trong những điểm nhấn quan trọng thể hiện vẻ đẹp cho kiến trúc của ngôi nhà. Khi thi công cầu thang cần có sự tính toán hợp lý. Không chỉ cần kết cấu vững chắc, an toàn, cầu thang còn phải vừa vặn với không gian trong nhà, đáp ứng tối đa yêu cầu về mặt thẩm mỹ.
Sân vườn xanh mát
Nhằm đáp ứng nhu cầu sống xanh của nhiều gia chủ hiện nay, các yếu tố thiên nhiên được đan xen một cách hợp lý, khéo léo. Từ đó tạo thành không gian sinh hoạt ngoài trời thú vị, gần gũi với thiên nhiên. Một sân vườn đẹp sẽ giúp các thành viên thư giãn sau ngày dài hối hả, tất bật vì công việc, học tập.
>>>>>Xem thêm: “Tiền vào không kịp đếm” nhờ nắm lòng những quy tắc bố trí bếp
Vậy là trong bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm khi xây nhà 1 trệt 3 lầu. Hy vọng qua đây bạn đã có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức quý báu về vấn đề này. Nếu bạn đang thắc mắc với câu hỏi: “Xây nhà 1 trệt 3 lầu giá bao nhiêu?” hay tìm kiếm thiết kế phù hợp với diện tích nhà mình, hãy để lại thông tin liên hệ theo form bên dưới để được tư vấn và báo giá hợp lý.