Nhắc đến nước Nhật là nhắc đến đất nước của hoa anh đào, của xứ Phù Tang với những con người yêu thiên nhiên, thích sự mộc mạc và tinh tế. Những điều này được thể hiện rõ trong các kiến trúc, nhà kiểu Nhật Bản từ trước đến nay. Nếu bạn đang say mê với văn hóa của đất nước này, đừng bỏ qua những kiểu kiến trúc dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nhà kiểu Nhật – Sức hút đặc trưng từ kiến trúc ấn tượng
Contents
Nhà kiểu Nhật và những nguyên tắc thiết kế cần biết
Tối giản là linh hoạt
Trong sinh hoạt hàng ngày, người Nhật luôn mong muốn tối giản mọi thứ, không cầu kỳ hay phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ. Văn hóa của người Nhật đi sâu vào trong kiến trúc, thể hiện ở những ngôi nhà được thiết kế tại đây.
Nhà của người Nhật luôn ưu tiên những đường nét đơn giản, chuộng đường thẳng, hài hòa một cách nhã nhặn trong kiểu dáng và màu sắc của nội thất, mang đến sự tiện dụng và đa năng của một món đồ nhưng mang nhiều mục đích sử dụng.
Bạn sẽ bắt gặp những đồ dùng nội thất như bàn kiêm tủ đồ, ghế kiêm kệ trang trí, giường ngủ, cầu thang trở thành hộc tủ trong các ngôi nhà của người Nhật. Sự tối giản còn thể hiện ở màu sắc sử dụng, không cần quá cầu kỳ hay lòe loẹt mà thay vào đó là màu sắc đơn giản như trắng đen phối kết hợp, vàng nhạt, xanh nhạt… Những màu sắc này tạo nên không gian ấn tượng nhưng không hề đơn điệu chút nào.
Nhà kiểu nhật Mộc mạc và ấm cúng
Đi liền với nét tối giản là nét đẹp mộc mạc, mang lại không gian sống ấm cúng cho ngôi nhà. Đó là việc sử dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên như tre, gỗ, vải, cói… Đây là những vật liệu thân thiện với môi trường, mang đến không gian thoải mái, dễ chịu.
Trong một căn phòng của người Nhật, bạn khó có thể tìm thấy những vật dư thừa hay rườm rà trong trang trí. Sự mộc mạc đó thể hiện ở nét đơn sơ, mộc mạc mang đến sự thư giãn cho con người.
Nét mộc mạc và ấm cúng còn thể hiện ở không gian trang trí khi kết hợp hài hòa với ánh sáng tự nhiên, mang đến không gian sống thông thoáng và dễ chịu, không bị phụ thuộc bởi ánh đèn nhân tạo.
Nhà kiểu nhật hòa nhập cùng thiên nhiên
Thói quen của người Nhật đó là luôn mong muốn gần gũi với thiên nhiên, vì vậy dù căn nhà có nhỏ đến đâu, họ cũng cố gắng bố trí khoảng xanh, cây cối trong nhà. Vì vậy những chậu hoa, hồ cá đến tiểu cảnh non bộ luôn thấy hiện hữu trong ngôi nhà của người Nhật.
Bên cạnh đó, người Nhật sẽ tận dụng những khung cửa kính để lấy ánh sáng tự nhiên, mang đến không gian thông thoáng nhất cho ngôi nhà. Sự đơn giản, tinh tế kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên giúp căn nhà luôn thoải mái khi sử dụng.
Tinh tế và chính xác
Sự tinh tế thể hiện trong màu sắc phối kết hợp của cùng không gian. Màu sắc ở đây chủ yếu là tông màu trầm hoặc trung tính làm chủ đạo. Người Nhật không thích sự hào nhoáng hay bóng bẩy, vì vậy từng đường nét hay màu sắc đều hướng đến sự tinh tế.
Ngoài ra, điều bắt buộc là luôn đặt để, sắp xếp vật dụng ngăn nắp, gọn gàng đâu ra đó. Người Nhật có thói quen tốt này từ việc không gian sống của họ thường khá nhỏ hẹp. Sự ngăn nắp trong lối sống tạo nên sự rõ ràng, chắc chắn và chính xác trong suy nghĩ, hành xử của người Nhật.
Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà kiểu Nhật
Byobu
Byobu là cửa gấp Nhật Bản. Đây là vật liệu thông dụng trong các ngôi nhà truyền thống và được sử dụng phổ biến trong những ngôi nhà kiểu Nhật. Đây là cửa được trang trí rất nghệ thuật và được dùng như vật phân vùng cho những khu vực riêng tư như phòng ngủ, nhà tắm. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu thành công sang các thị trường châu Âu vào những năm 1860 và hiện đang được sử dụng nhiều trong kiến trúc phong cách Nhật Bản.
Sudare
Nhắc đến cái tên Sudare là nhắc đến những khung cửa sổ được tạo bởi dây và những thanh ngang bằng gỗ, tre hoặc các vật liệu tự nhiên khác. Cửa sổ này thường được sử dụng vào mùa xuân của ngôi nhà Nhật nhằm mang đến những làn gió mát, ngăn ánh sáng mặt trời chói chang cho ngôi nhà. Đây cũng là bí quyết để ngôi nhà của người Nhật luôn hòa nhập cùng thiên nhiên.
Irori
Một hình ảnh nữa bạn sẽ thấy trong những ngôi nhà của người Nhật đó là Irori. Đây là bếp lò truyền thống của người Nhật vừa có tác dụng nấu ăn, vừa để sưởi ấm cho căn phòng.
Đặc điểm của loại bếp này đó là một hố vuông có đá lót nằm ở vị trí trung tâm sàn nhà. Một cái móc còn gọi là jizaikagi được treo từ trần nhà ngay phía trên hố được dùng để cố định nồi nấu trên lửa. Hiện nay loại bếp này càng hiếm trong những ngôi nhà hiện đại nhưng thường thấy ở các ngôi nhà truyền thống. Đặc biệt những quán ăn phong cách Nhật hiện nay cách điệu bếp nướng từ kiểu bếp Irori này.
Ofuro
Ofuro là bồn tắm truyền thống Nhật Bản. Trước đây khi chưa có phòng tắm, người Nhật thường đến các phòng tắm công cộng hay còn gọi là Sento vào mỗi tối. Đến thời Thiên Hoàng Minh Trị, kiểu phòng tắm này mới bắt đầu trở nên phổ biến.
Tuy nhiên theo văn hóa của người Nhật, phòng tắm sẽ tách biệt với nhà vệ sinh. Bởi theo quan niệm của họ, nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp và mất vệ sinh, còn nhà tắm là nơi để thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc, vì vậy hai không gian này phải tách biệt nhau.
Kamidana
Kamidana là một bàn thờ nhỏ được dùng để cúng bái, tưởng nhớ những người đã mất trong gia đình. Vì vậy các gia đình Nhật Bản thường thắp hương vào mỗi buổi sáng trên bàn thờ Kamidana, trên đó đặt những vật may mắn và thực phẩm, đồ uống. Vì vậy bước vào ngôi nhà của người Nhật bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc là chiếc bàn thờ Kamidana này.
Kotatsu
Kotatsu là một chiếc bàn thấp có lò sưởi điện được bao phủ bởi tấm chăn dày. Vớ chiếc bàn này, mọi người có thể ngồi và để chân ở dưới bàn, vừa thư giãn, dùng bữa, học tập. Khí hậu Nhật Bản lạnh là chủ yếu nên nhiều gia đình thường sử dụng loại bàn này để sưởi ấm cho ngôi nhà.
Zabuton
Zabuton là những chiếc gối mỏng được dùng để ngồi. Bạn sẽ thấy những chiếc gối này được sử dụng trong phòng khách, kết hợp bàn trà để tiếp khách. Đó cũng là thói quen ngồi bệt của người Nhật và là đồ dùng nội thất không thể thiếu trong ngôi nhà của người Nhật.
Chabudai
Chabudai là bàn thấp được sử dụng khi ngồi trên sàn. Bàn trà này đặt trong phòng khách và được đặt trên tấm thảm mềm, kết hợp gối mỏng Zabuton xung quanh bàn, ngồi thưởng trà, học tập hay đọc sách đều được.
Tatami
Hình ảnh Tatami là hình ảnh của tấm thảm trải sàn truyền thống được làm từ rơm rạ. Đây là tấm thảm được dùng nhiều trong nhà của người Nhật đi liền với phong tục ngồi và ngủ trên sàn.
Tatami tạo cảm giác mềm mại tự nhiên khi đứng lên đó, những Tatami còn mới thậm chí còn có mùi rất dễ chịu. Chúng liên quan tới một loạt các phong tục tập quán khác trong truyền thống Nhật Bản như phong tục ngồi seiza. Đây cũng là cách để tạo sự gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường trong thiết kế nhà của người Nhật.
Genka
Genka là lối vào cửa chính của căn nhà, có những bậc tam cấp bên ngoài để giày dép. Theo quan niệm của người Nhật, mang giày vào nhà là một hành động được xem như là phá hoại tài sản. Vì vậy thường sẽ có một tủ giày đặt bên cạnh khu vực Genka để khách để giày dép trước khi bước vào nhà.
Amado
Amado là những cánh cửa chớp bão, được dùng để bao bọc ngôi nhà hoặc căn phòng trong sự an toàn, bảo mật. Cánh cửa này được thiết kế rất thiết thực, gồm 2 tấm ván gỗ hoặc kim loại. Ngôi nhà sử dụng loại cửa này thường rất thông thoáng vào ban ngày và ấm cúng vào ban đêm.
Tokonoma
Tokonoma là một góc phòng sáng sủa, cao ráo trong phòng khách của người Nhật. Đây là nơi dùng để trưng bày những đồ trang trí nghệ thuật như bức tranh, Shodo hoặc Ikebana.
Đây là không gian quan trọng với mỗi người Nhật. Vì vậy khi có khách đến chơi, khách sẽ được mời ngồi gần với Tokonoma và quay lưng về phía nó chứ không đứng hoặc ngồi trong khu vực này. Đây cũng là văn hóa của người Nhật khi thể hiện cử chỉ khiêm tốn của chủ nhà, đúng theo kiến trúc trong nhà Nhật.
Rama
Rama là những tấm gỗ phía bên trên Shoji hoặc Fusuma, được thiết kế để dẫn ánh sáng bên ngoài vào căn phòng. Chúng thường được chạm khắc với những chi tiết hoa văn tỉ mỉ.
Engawa
Engawa là hành lang bên ngoài, bao bọc lấy xung quanh ngôi nhà kiểu nhật. Đây là phần phân cách giữa cửa Shoji và cửa chợp bão bên ngoài. Khi cửa chớp bão đóng, Engawa như một lối đi mật rất nhỏ hẹp vòng quanh ngôi nhà. Trong một số trường hợp, những ngôi nhà lớn sẽ có hành lang Engawa rộng hơn bình thường. Khi những cánh cửa chớp bão mở, Engawa trở thành một hiên nhà rộng rãi.
Wagoya
Thiết kế Wagoya là gồm cột trụ và xà ngang. Những họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ, cầu kỳ bởi những thợ mộc Nhật Bản. Vì vậy ngôi nhà của người Nhật luôn có sự đầu tư tỉ mỉ về phong cách cũng như trang trí tổng thể.
Fusuma
Fusuma là dạng những tấm trượt đóng vai trò như cánh cửa ra vào. Ngoài ra Fusuma còn được xem là những bức tường chắn, nhờ những tấm trượt này mà ngôi nhà tăng được tính linh hoạt cho các căn phòng, ngăn cách không gian riêng và chung trong một ngôi nhà.
Shoji
Thay vì sử dụng những tấm kính trong trang trí ngôi nhà, người Nhật sẽ sử dụng Shoji là cánh cửa trượt làm bằng giấy mờ dán trên khung gỗ để thu hút ánh sáng tự nhiên. Shoji giúp cho ngôi nhà thoáng mát và lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài.
Các mẫu nhà kiểu Nhật thông dụng nhất hiện nay
Nhà kiểu nhật theo kiểu truyền thống
Những mẫu nhà truyền thống của người Nhật luôn có nét đẹp riêng, kết hợp hài hòa giữa con người – thiên nhiên – kiến trúc.
Ngôi nhà đầu tiên mang đến cho con người cảm giác thư thái, yên bình và thoải mái nhất. Với thiết kế này, kiến trúc sư đã sử dụng một số phương pháp dẫn ánh sáng tự nhiên bằng shoji cửa trượt, loại cửa làm bằng giấy mờ dán trên khung gỗ. Vì vậy không gian bên trong ngôi nhà luôn thông thoáng, thoải mái và đặc biệt dễ chịu hơn rất nhiều.
Kiểu nhà kiểu nhật thứ hai được thiết kế từ chất liệu gỗ chủ đạo, đúng như mong muốn của người Nhật đó là sự gần gũi với thiên nhiên. Vẻ đẹp mộc mạc từ chất liệu kết hợp các trụ cột, xà bên trong lẫn bên trong, hệ thống cây xanh xung quanh nhà mang đến không gian thư thái và trong lành.
Đây là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1928, ngôi nhà sinh thái đầu tiên ở Nhật Bản mang tên Chochikukyo. Thiết kế của ngôi nhà này là các cửa sổ phía nam có thể kéo mở lên cao, cho phép không khí ấm trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Kết hợp tông màu nâu và trầm, nhẹ nhàng nhưng mang đến không gian thanh thoát cho ngôi nhà của bạn.
Nhà kiểu Nhật được thiết kế theo hệ thống kiến trúc gỗ, kết hợp mái cong vươn dài tạo nên nét cổ xưa độc đáo,giàu sức truyền cảm. Đặc biệt những bức tường dán giấy Shoji luôn được hiện hữu trong những kiến trúc nhà kiểu Nhật như thế này.
Nhà được làm bằng gỗ, trọng lượng gỗ được nâng bởi các cột dọc, dầm ngang và dây deo chéo. Các phòng thường được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn di động và được trang trí bắt mắt. Nhìn tổng thể, bếp đến hành lang cũng như toàn bộ ngôi nhà đều dược xây dựng theo kiến trúc giống nhau.
Màu xanh nhẹ nhàng, bắt mắt mang đến không gian sống an yên và tự tại. Thiết kê dơn giản, móng đươc nâng cao, cửa Shoji cũng là điểm dễ nhận biết của thiết kế mang phong cách Nhật Bản này.
Những ngôi nhà với thiết kế mái thái nhưng vẫn mang đậm phong cách truyền thống của văn hóa người Nhật. Tông màu trắng bạc kết hợp cổng bằng gỗ , tường gạch được sơn màu nhẹ nhàng. Chất liệu bên trong nhà chủ yếu bằng gỗ mang đến không gian sang trọng, tinh tế và mộc mạc.
Hình ảnh Kusari-doi là một chuỗi mưa, dây kim loại rỗng được sắp xếp và kết nối với nhau theo chiều dọc và khéo léo trang trí từ mái, tạo thành các chuỗi mưa độc đáo. kết hợp mái ngói, cửa gỗ và cây xanh xung quanh tạo không gian lãng mạn cho ngôi nhà.
Lối vào mẫu nhà theo phong cách Nhật Bản không được nằm trên đường đi bộ của đường phố công cộng. Vì thế cổng và hàng rào làm nhiệm vụ phân chia không gian nhà ở với nơi công cộng. Cổng luôn đóng vai trò là một phần tạo nên nét đẹp cổ kính, đặc trưng rất riêng trong không gian sống của người Nhật. Người Nhật xưa cũng thường trồng hoa sakura gần cổng để tạo điểm nhấn cho ngoại thất cũng như mặt tiền của ngôi nhà.
Các mẫu nhà kiểu nhật theo kiểu đương đại
Những ngôi nhà đương đại theo phong cách Nhật Bản vẫn giữ được nét truyền thống nhưng có sự kết hợp của nét đẹp đương đại, thể hiện rõ ở những công trình biệt thự sang trọng tại đây.
Đây là ngôi nhà gỗ được ưa chuộng ở Nhật với sự kết hợp giữa nét truyền thống và đương đại, thể hiện nét tinh tế của các công trình xứ sở hoa anh đào. Thiết kế nhà từ chất liệu gỗ mộc mạc mang đến sự gần gũi với thiên nhiên, tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngôi nhà kiểu nhật này sử dụng tông màu trầm tạo nên không gian sống ấm cúng cho gia đình. Nét đẹp đương đại thể hiện ở cách bài trí, sơn tường và mái nhà. Sân phía trước nhà rộng rãi, thoải mái và hấp thụ nhiều ánh sáng tự nhiên.
Mẫu nhà ống được thiết kế theo phong cách Nhật Bản với tông màu trầm, chất liệu gỗ mộc mạc mang đến sự sáng tạo và độc đáo cho căn nhà. Nhìn từ bên ngoài, căn nhà trông rất ấm cúng, sang trọng và tiện nghi khi sinh hoạt.
Ngôi nhà nhỏ chữ U này được bao bọc bởi gỗ tuyết tùng màu vàng, kết hợp cửa kính mang đến không gian thông thoáng cho ngôi nhà. Thiết kế mở như thế này, kết hợp cây xanh xung quanh mang đến vẻ đẹp bình dị, đơn giản nhưng cực kỳ bắt mắt cho ngôi nhà.
Ngôi nhà kiểu Nhật theo phong cách đương đại sử dụng nhiều hộp kết nối với nhau. Sự kết hợp này tạo nên khoảng cách làm hiện đi lại, tạo nên những hình học cơ bản tạo nên nét đẹp gọn nhẹ của phong cách tối giản.
Với khu vực tiếp khách nhà kiểu nhật có mái vòm với lò sưởi đá ấm cúng, phòng chơi riêng của phương tiện truyền thông/phòng trẻ em, nhà bếp đặc biệt, hệ thống âm nhạc và giải trí hiện đại, bộ sưu tập các trò chơi và sách mang lại cho bạn một kỳ nghỉ hoàn hảo ở mẫu biệt thự hiện đại này.
Tìm hiểu thêm: Nhà cấp 4 mái thái 9×20 hiện đại đẹp – Xu hướng thẩm mỹ 2024
Mẫu nhà biệt thự này được thiết kế theo kiểu 3 tầng sử dụng phong cách hiện đại, đơn giản, sang trọng và hài hòa. Thiết kế ốp gạch mặt tiền, kết hợp không gian xanh xung quanh nhà tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Thiết kế nhà cấp 4 phong cách Nhật Bản
Ngôi nhà cấp 4 này được xây dựng trên diện tích 80m2 bao gồm: Khu vực tiền sảnh, phòng khách kết hợp phòng ăn, khu vực bếp riêng và 2 phòng ngủ. Bên cạnh đó còn được thiết kế sân vườn tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà.
Đây là mặt bằng bố trí công năng của nhà cấp 4 có diện tích 80m2 này. Từng không gian đã được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt với thiết kế theo phong cách nhà kiểu Nhật nên bên trong rất thông thoáng vì ít đồ, giản đơn nhưng vẫn tiện nghi trong sinh hoạt.
Người Nhật ưa chuộng không gian gần gũi với thiên nhiên, vì vậy trước ngôi nhà có cánh đồng lý mênh mông và xanh ngát. Bên hông nhà có khoảng nhỏ trồng cây tạo bóng mát cho ngôi nhà.
Sân nhà kiểu nhật được thiết kế đơn giản, đường vào nhà được xếp từ những khối bê tông hình vuông, tạo đường đi thẳng vào nhà. Bên cạnh là hàng cây gỗ lâu năm mang lại không gian nên thơ cho ngôi nhà đồng thời giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài đường chính vọng vào, tăng sự riêng tư cho ngôi nhà.
Nhìn vào thiết kế này bạn sẽ thấy không gian trong ngôi nhà cấp 4 này được sắp xếp theo hình chữ U với 2 cửa ra vào. Kiểu thiết kế thông thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên luôn là đặc điểm nổi bật của những ngôi nhà theo phong cách Nhật Bản này.
Không gian phòng khách kết hợp phòng ăn vừa mở rộng diện tích nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt. Chưa kể trong không gian này, gia chủ có thể nắm nhìn ruộng lúa bên ngoài hay khung cảnh thay đổi theo từng mùa. Thiết kế nội thất đơn giản với sơn tường màu trắng, kết hợp đồ dùng nội thất bằng gỗ và tông màu trầm tạo không gian ấm cúng cho căn phòng.
Thiết kế cửa kính thông thoáng lấy ánh sáng tự nhiên, vì vậy không gian nào cũng đều tràn đầy năng lượng. Hơn nữa, kiến trúc sư đã tính toán nâng sàn của phòng khách, bếp và phòng ăn cao hơn sân nhà 45cm, vì thế nếu nông dân làm việc trên cánh đồng sẽ không thấy được những hoạt động của chủ nhà.
Không chỉ gần gũi với thiên nhiên, người Nhật còn quan trọng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy tất cả các phòng và khu vực sinh hoạt nhà kiểu nhật được bố trí cùng quay mặt ra sân, như vậy các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau hơn.
Nội thất trong căn nhà phong cách Nhật này được thiết kế đơn giản với tông màu nâu vàng của đồ gỗ, kết hợp màu trắng xám của sơn tường. Đây cũng là tông màu phổ biến của nhiều ngôi nhà Nhật hiện nay.
Sự tối giản được vận dụng linh hoạt trong mọi không gian, từ không gian chính đến nhà vệ sinh. Rất ít đồ đạc, chỉ cần những đồ đạc thông dụng nhất trong quá trình sử dụng như thế này là điểm nổi bật trong văn hóa của người Nhật.
Thiết kế phòng ngủ nhà kiểu nhật của con bên cạnh phòng ngủ của bố mẹ. Đồng thời có thiết kế giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên, phối kết hợp trồng cây xanh bên dưới. Sàn được lát gỗ tạo không gian ấm cúng cho ngôi nhà cấp 4 này.
Thiết kế nhà 48m2 kiểu Nhật tại Sài Gòn
Ngôi nhà kiểu Nhật với diện tích 48m2 được thiết kế 4 tầng nằm tại con phố nhỏ ở Sài Gòn. Nhưng với cách bài trí đậm phong cách Nhật, ngôi nhà đã trở thành không gian đáng sống của nhiều gia đình.
Mặt bằng bố trí công năng của từng tầng đảm bảo không gian sinh hoạt của cả gia đình. Tầng 1 được bố trí lối vào, phòng dành cho mẹ và phòng tắm riêng. Tầng 2 là không gian phòng khách kết hợp không gian vui chơi của bé, bên cạnh là bếp, phòng ăn và nhà vệ sinh.
Tầng 3 gồm phòng ngủ lớn, nhà vệ sinh, phòng tắm và tủ quần áo. Tầng 4 là phòng học và sân thượng trồng cây xanh.
Vị trí khu đất nhà kiểu nhật nằm trong con hẻm nhỏ, vì vậy khi thiết kế kiến trúc sư đã tính toán kỹ lưỡng làm thế nào để không gian bên trong của ngôi nhà luôn thông thoáng, không bị tối tăm. Vì vậy ngoài việc sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng, kiến trúc sư đã tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các ô cửa xung quanh kết hợp gạch chiếu sáng cho toàn bộ ngôi nhà.
Đây là phòng khách của ngôi nhà 4 tầng theo phong cách Nhật Bản này. Thiết kế sơn tường màu trắng kết hợp đồ dùng nội thất đơn giản, không quá cầu kỳ trong họa tiết trang trí. Đi vào bên trong, không gian nào cũng tràn ngập ánh sáng tự nhiên nên rất thoải mái khi sử dụng.
Bàn ăn bằng gỗ với thiết kế đơn giản. Cửa sổ bằng kính kết hợp họa tiết hoa văn độc đáo mang đến không gian ấn tượng cho căn phòng. Đây là kiểu thiết kế nội thất mang đậm phong cách Nhật Bản từ những chi tiết nhỏ nhất trong ngôi nhà.
Phòng ngủ nhà kiểu nhật có các ô cửa có chiều sâu khoảng 50-80 cm kết hợp với nội thất tạo thành những khu chức năng gọn gàng như tủ đồ, bàn làm việc… Màu trắng đơn giản, đồ dùng nội thất bằng gỗ tông màu trầm tạo không gian ấm áp cho căn phòng. Khu vực bàn làm việc tràn ngập ánh sáng tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt riêng tư của gia chủ.
Ngôi nhà mang phong cách Nhật với các đường nét, màu sắc tối giản, không cần quá nhiều chi tiết trang trí. Đặc biệt các đồ dùng điện được giấu gọn gàng nên căn phòng không bị rườm rà chút nào.
Cầu thang nhỏ hẹp nhưng với thiết kế đơn giản, tông màu trắng nhẹ nhàng và ô cửa sổ hay hệ tủ kê dọc cầu thang tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Toàn bộ đồ dùng nội thất bên trong được kiến trúc sư lựa chọn kỹ lưỡng mang đậm chất Nhật Bản, xứ sở Phù Tang này.
Phòng học kết hợp phòng làm việc đặt trên tầng 4 với không gian thông thoáng nhờ sảnh bên ngoài.
Khu vực sân thượng thoáng đãng nhưng vẫn đảm bảo an toàn với các lưới thép trên mái và cửa sổ. Người Nhật luôn hướng đến sự gần gũi với thiên nhiên, vì vậy việc trồng cây xanh trên sân thượng đã giúp không gian trở nên hài hòa và phong thủy hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Phong thủy phòng ngủ mệnh Thuỷ mang lại sức khoẻ và tài vận
Trang trí cửa sổ, sàn nhà nhà kiểu nhật từ những họa tiết đơn giản, không hề cầu kỳ chút nào. Cửa sổ tận dụng cửa kính kết hợp khung sắt có hoa văn độc đáo, vừa tạo không gian đẹp mắt cho ngôi nhà, vừa giúp căn phòng trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.
Đơn vị thiết kế và thi công nhà kiểu Nhật uy tín tại Việt Nam
Nhà kiểu Nhật là một trong những thiết kế độc đáo, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong trang trí cũng như sắp xếp bên trong của ngôi nhà. Vì vậy kiến trúc sư khi thiết kế phong cách này cần tìm hiểu kỹ về văn hóa của người Nhật, kiến trúc của người Nhật để có sản phẩm hài hòa nhất.
Là một trong những đơn vị thiết kế, thi công với đội ngũ kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín trong ngành đã và đang mang đến cho khách hàng nhiều dự án chất lượng. Những mẫu nhà Nhật được Blognhadep.edu.vn trực tiếp thực hiện luôn khiến khách hàng tâm phục khẩu phục bởi ý tưởng sáng tạo và tỉ mỉ trong từng chi tiết, mang đậm văn hóa của người Nhật.
Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về những ngôi nhà kiểu Nhật, phong cách kiến trúc cũng như xây dựng như thế nào sẽ thể hiện rõ được mong muốn của bạn. Nếu bạn cần tư vấn về kiến trúc này, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tới Blognhadep.edu.vn theo hotline 0986644736 để được đội ngũ kiến trúc sư hỗ trợ tốt nhất.