Bếp được xem là khu vực quan trọng trong phong thuỷ nhà ở, là nơii giữ lửa và sưởi ấm hạnh phúc. Thiết kế bếp chưa bao giờ lại được xem trọng đến thế, đặc biệt là thiết kế phòng bếp nhà ống. Đừng bỏ qua những lưu ý khi thiết kế phòng bếp nhà ống của chúng tôi ngay dưới đây, để có thể sở hữu một không gian bếp khoa học, có tính thẩm mĩ cao và đảm bảo yếu tố phong thuỷ.
Bạn đang đọc: Những nguyên tắc thiết kế phòng bếp nhà ống không nên bỏ qua
Phòng bếp là không gian mà các thành viên trong gia đình tụ họp và sum họp mỗi ngày. Với diện tích nhà ống vốn nhỏ về chiều rộng và dài về chiều sâu, việc bố trí không gian không những đảm bảo không gian sinh hoạt tiện nghi mà quan trọng hơn nó còn có thể đảm bảo cho bạn một cuộc sống có tính khoa học và thuận tiện nhất cho việc sinh hoạt hàng ngày.
Đừng bỏ qua những lưu ý ngay dưới đây, nếu như bạn muốn có một không gian bếp tiện nghi và ấm áp.
- Thiết kế không gian bếp liên thông với phòng khách
Thiết kế phòng bếp liền với phòng ăn và liên thông với phòng khách, được xem là một trong những giải pháp hoá giải không gian và tiết kiệm diện tích được nhiều kiến trúc sư thiết kế khi lựa chọn giải pháp hoá giải cho nhà ống. Thiết kế liên thông theo không gian mở sẽ giúp liên kết không gian đa chiều, từ đó giúp tạo không gian mở, đem đến hiệu ứng thẩm mĩ cao và ăn gian không gian theo 3 chiều là chiều rộng, chiều cao và chiều sâu.
2. Thiết kế đảm bảo không gian bếp theo mạch tam giác vàng
Thiết kế phòng bếp theo mạch tam giác vàng được xem là nguyên tắc thiết kế thiết yếu và thường xuyên sử dụng trong thiết kế bếp. Đây chính là nguyên tắc thiết kế theo tam giác bếp nấu – bồn rửa – khu vực lưu trữ. Thiết kế không gian bếp phải thiết kế theo không gian này để đảm bảo không gian sử dụng cho người nội trợ khi nấu nướng.
3. Chú ý đến kích thước bố trí thiết kế gia dụng trong bếp
Để đảm bảo nguyên tắc tam giác trong bếp và kích thước thiết bị, nội thất thuận tiện cho việc sử dụng thì nên chú ý đến những kích thước chuẩn sau:
Vị trí bếp nấu cách chậu rửa bát ít nhất 60cm
Khoảng cách bố trí giữa 2 bếp nấu cách nhau ít nhất 30cm để khi nấu không đụng tay cầm vào nhau
Không đặt bếp nấu cạnh cửa sổ, sẽ không tốt cho mặt phong thuỷ
Chiều cao từ bồn rửa bát cho đến tủ bát, thấp nhất là 600cm
Vị trí ổ điện cách xa chỗ đặt bình ga và đường nước
4. Lựa chọn tủ bếp cao sát trần để tận dụng không gian và mở rộng diện tích sử dụng
Sử dụng tủ bếp cao sát trần sẽ giúp bạn hạn chế tối đa không gian trống, tận dụng triệt để không gian để thiết kế tối ưu hoá diện tích từng mét vuông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trong trong thiết kế bếp có diện tích nhỏ hẹp, giúp chủ nhà có cách bố trí vật dụng và thiết bị khoa học hơn, tiện nghi hơn và thoải mái hơn cho mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống.
Tìm hiểu thêm: Biệt thự 3 tầng tân cổ điển đẹp mặt tiền 8m
5. Nên lựa chọn mặt đá để thiết kế bàn bếp nấu
Mặt bàn bếp và mặt bồn rửa bát nên thi công bằng mặt đá tự nhiên, sẽ đảm bảo tính thẩm mĩ, dễ thi công và dễ lau chùi trong quá trình sử dụng sau này. Thiết kế mặt bếp bằng đá chính là xu hướng thiết kế được nhiều người lựa chọn.
Không gian nhà ống vốn nhỏ hẹp theo khối hộp, do đó để đảm bảo không gian thiết kế khoa học và tiện nghi thì bạn nên chú ý đến những nguyên tắc thiết kế mà chúng tôi vừa liệt kê trên đây. Không gian nhà ống nếu không thiết kế theo nguyên tắc thì khó có thể sở hữu được không gian bếp khoa học và tiện nghi, từ đó đảm bảo không gian sống thoải mái và hiện đại.
6. Đảm bảo yếu tố phong thuỷ khi thiết kế phòng bếp
Bếp vốn mang tính Hoả, cho nên khi thiết kế bếp nên tuận thủ một số nguyên tắc thiết kế để đảm bảo công năng và úng dụng phong thuỷ cho không gian bếp như sau:
Không đặt bếp và chậu rửa cạnh nhau bởi Thuỷ khắc Hoả, nên thiết kế bàn bếp rộng để ngăn cách bếp nấu và bồn rửa, đảm bảo khoảng cách an toàn cho việc sử dụng và đảm bảo sự hài hoà trong yếu tố âm dương ngũ hành.
Tuyệt đối không nên đặt bếp hướng ra cửa chính, gió từ cửa chính có thể tiến thẳng vào trong gây nên những yếu tố bất lợi không tốt cho không gian có tính Hoả này.
Cửa bếp cần tuyệt đối đối diện với cửa nhà vệ sinh, điều này được xem là có khí xấu, ảnh hưởng đến không gian ấm của bếp. Nhà vệ sinh là nới có nhiều uế tạp, mà không gian bếp là nơi chế biến và lưu trữ thức ăn, do đó không nên thiết kế cửa bếp hướng chính ra cửa nhà vệ sinh.
>>>>>Xem thêm: Xây nhà 2 tầng 500 triệu bạn có tin hay không?
7. Kiêng đặt hướng cửa bếp đối diện với phòng ngủ
Do không gian nhà phố vốn nhỏ hẹp cho nên nhiều gia đình có tận dụng không gian dưới tầng 1 để thiết kế thêm phòng ngủ. Điều này hoàn toàn không có bất lợi, tuy nhiên bạn nên chú ý đến hướng thiết kế cửa phòng bếp, tuyệt đối không đối diện với cửa phòng ngủ, sẽ có những ảnh hưởng xấu đến cả hai không gian thiết kế.
Nếu bạn muốn có một không gian thiết kế bếp hiện đại và khoa học, cùng với công năng thiết kế tối ưu, bạn không nên bỏ qua những lời khuyên dành riêng cho thiết kế bếp nhà ống trên đây của chúng tôi.
Nếu như có những băn khoăn hoặc vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thêm những ý tưởng thiết kế khoa học và hoàn hảo hơn cho ngôi nhà của bạn. Đảm bảo cho bạn một không gian ấm cúng, tiện nghi và tiết kiệm chi phí.