Không trang nhã như Vintage hay sang trọng như phong cách cổ điển, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) mang trong mình một vẻ đẹp với sức hút riêng biệt mà bạn khó có thể tìm thấy ở những phong cách khác. Người ta tìm đến Industrial nhằm thể hiện sự độc đáo, táo bạo và cá tính cho không gian của mình. Hãy cùng WEDO hiểu đúng về style này trong bản tin hôm nay.
Bạn đang đọc: Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp táo bạo & mạnh mẽ
Contents
Chuyện chưa kể về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Đây là xu hướng thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ các nhà máy được cải tạo lại từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Phong cách thiết kế công nghiệp bao gồm các yếu tố kiến trúc lộ ra ngoài như đường ống, gạch và bê tông và triết lý thiết kế tối giản .
Phong cách nội thất Industrial có nguồn gốc từ các cuộc cách mạng công nghiệp. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 kết thúc, xu hướng toàn cầu hóa càng trở nên rõ nét. Nhiều nhà máy chủ chốt đã đóng cửa và chuyển hoạt động sang các nước khác. Kết quả là các tòa nhà công nghiệp bị bỏ hoang. Do đó nguồn nguyên liệu chất lượng cao này đã được tận dụng triệt để khi tình trạng thiếu nhà ở xảy ra ở đầu những năm 90.
Thông qua quy hoạch hóa, người ta đã dần chuyển đổi các khu công nghiệp thành khu dân cư. Thay vì che giấu vẻ đẹp hoang sơ của các tòa nhà công nghiệp, các kiến trúc sư tôn vinh những bức tường trần, chi tiết kiến trúc và cơ chế hình thành nên tòa nhà.
Định nghĩa phong cách Industrial
Có thể nói phong cách nội thất công nghiệp chính là triết lý của sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó, thiết kế này gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Hoặc hiểu đơn giản hơn bằng cái tên “INDUSTRIAL” – một cách ngắn gọn đã trực tiếp diễn tả ý nghĩa của phong cách kiến trúc công nghiệp Industrial. Phong cách nội thất Industrial được giải thích là sự kết hợp giữa hai phong cách: tối giản như Minimalism và mộc mạc như Rustic.
Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Vật liệu sử dụng
Phong cách này có xu hướng tôn vinh vật liệu hơn là che giấu chúng. Tất cả chi tiết vật liệu đều đóng vai trò như một tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như khung xương của tòa nhà, dầm thép hay thậm chí là những bức tường chưa hoàn thiện. Industrial ưu tiên sử dụng các kim loại như thép không gỉ, sắt, nhôm và đồng. Các vật liệu khác cũng được cân nhắc bao gồm kính, bê tông và gạch gỗ. Trong nội thất, Industrial sử dụng da và vải lanh cho các thiết kế của mình.
Tất cả đã tạo nên một không gian công xưởng giả lập bằng sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thu hút. Mọi người sẽ cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi pha chút cổ điển và mang giá trị nghệ thuật rất cao.
Bảng màu
Không gian công nghiệp không đơn giản chỉ lựa chọn các sắc độ trắng như các thiết kế tối giản khác. Thiết kế này sử dụng bảng màu trung tính như xám, trắng, nâu, đen. Nếu bạn muốn tạo sự táo bạo trong một số không gian nhất định thì màu đỏ gạch, cam cháy và xanh lá cây đậm sẽ là lựa chọn không tồi.
Cửa sổ trần trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Một chi tiết đặc biệt về phong cách này là sử dụng cửa sổ trần công nghiệp cổ điển. Khung kim loại làm cho cửa sổ nổi bật lên. Nếu bạn phải sử dụng rèm che cửa sổ thì chúng tôi khuyên bạn chọn những loại đơn giản nhất có thể.
Đồ nội thất
Vật dụng nội thất kiểu dáng công nghiệp chủ yếu có kích thước lớn, kiểu dáng thấp, đường nét khỏe khoắn. Quan trọng nhất là những món đồ này hoàn toàn không có bất kỳ khuôn mẫu nào. Bạn có thể thỏa thích sáng tạo theo ý thích của mình. Cũng giống như phong cách hiện đại, tình trạng vật chất cũng được thể hiện ở đồ nội thất. Chúng bao gồm các đường ống công nghiệp và khung kim loại ở dạng mảnh.
Ván sàn
Vật liệu lát sàn phù hợp với thiết kế nội thất chung cư 100m2 là bê tông, đá và gỗ bóng. Bạn không nên sử dụng thảm trong phong cách công nghiệp. Tuy nhiên, một tấm thảm nhỏ màu trung tính sẽ tạo cảm giác ấm áp cho sàn nhà.
Tìm hiểu thêm: 16+ mẫu thảm trải sàn phòng ngủ đẹp sang xịn
Ánh sáng
Bóng đèn cơ bản là yếu tố chiếu sáng nổi bật nhất trong phong cách này. Đặc biệt sử dụng bóng đèn kiểu Edison. Ta có thể chọn loại treo riêng lẻ hoặc trong một nhóm trang trí như đèn chùm. Nếu bạn thích thứ gì đó ít trần trụi hơn, thì đèn mặt dây hoặc đèn sàn có thể nhìn thấy bóng đèn cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.
Ứng dụng phong cách thiết kế nội thất công nghiệp trong xã hội hiện đại
Phong cách Industrial đã và đang là một xu hướng kiến trúc rất thịnh hành, từ nhà ở đến văn phòng công ty, quán cà phê, nhà hàng. Cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây:
Thiết kế nhà ở phong cách công nghiệp
Hãy thử biến hóa thiết kế chung cư 100m2 3 phòng ngủ của bạn với lối thiết kế Industrial đầy phóng khoáng và mạnh mẽ, tôn vinh nét đẹp khỏe khoắn, vĩnh cửu với thời gian.
Thiết kế nội thất văn phòng phong cách công nghiệp
Xu hướng thiết kế văn phòng mở thoáng rộng với trần nhà giật cấp mạnh mẽ hay gam màu đơn sắc huyền bí chuẩn Industrial chắc chắc sẽ là một ý tưởng không tồi cho các doanh nghiệp.
Thiết kế nội thất quán cafe, nhà hàng kiểu Industrial
Sự mạnh mẽ, cá tính, độc đáo cùng lối trang trí cuốn hút là điều giúp những không gian dịch vụ Industrial gây ấn tượng cho mọi khách hàng.
>>>>>Xem thêm: Thiết kế nội thất nhà ống 2 tầng 60m2
Khi bàn đến không gian phong cách thiết kế nội thất công nghiệp, không có giới hạn nào là không thể thử nghiệm. Điều quan trọng nhất là tạo ra một không gian phản ánh tâm hồn của chính chủ nhân. Với sự sáng tạo của đội ngũ thiết kế, WEDO tự tin có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.