Việc lắp đặt thang máy trong nhà ống hiện nay không còn quá xa lạ nữa. Không chỉ giúp thuận tiện cho việc đi lại, việc lắp đặt thang máy cũng giúp tận dụng được các không gian bên trên hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà ống nào cũng có thể lắp thang máy. Vậy để sở hữu không gian như mong muốn, bạn cần lưu ý những điều gì khi thiết kế nhà ống có thang máy ? WEDO sẽ cùng bạn giải đáp điều này trong bài viết hôm nay.
Bạn đang đọc: Thiết kế nhà ống có thang máy cần lưu ý những gì?
Contents
Xây nhà ống có nên lắp cầu thang máy?
Xây thang máy khi nhà có người già trẻ nhỏ
Với những ngôi nhà thấp tầng, việc đi lại bằng thang bộ không quá khó khăn. Tuy nhiên, với những ngôi nhà ống cao tầng từ 3 tầng, nhà ống 3 tầng có gara trở lên hay nhà biệt thự, có người cao tuổi hay trẻ em trong nhà thì việc di chuyển bằng cầu thang bộ sẽ gặp nhiều trở ngại và nguy hiểm. Do đó mà nhu cầu thiết kế nhà ống có cầu thang máy là vô cùng chính đáng.
Song với những ngôi nhà ống có hạn chế về diện tích, việc lắp đặt thang máy sẽ cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, và áp dụng vào những trường hợp cụ thể.
Thực tế, một số ngôi nhà ống trong các khu vực thành phố lớn sẽ có thiết kế hẹp bề ngang ( tầm 3-5m) nên khó có thể xây được cầu thang bộ có kích thước lớn, thoải mải trong đi lại. Đa số cầu thang thiết kế trong ngôi nhà ống nhỏ hẹp sẽ có độ rộng vừa phải, nhưng độ dốc tương đối lớn, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển giữa các tầng.
Do đó sử dụng thang máy mini, song song với thang bộ cho gia đình là sự lựa chọn tối ưu cho trường hợp này. Thang máy sẽ giúp bạn an tâm hơn khi để người già và trẻ em trong gia đình di chuyển mà không phải lo ngã cầu thang, trơn trượt khi sử dụng thang bộ. Đặc biệt, với những loại thang máy cỡ nhỏ hoạt động chở được từ 3 đến 4 người 1 lượt, đem lại sự tiện nghi và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Xây thang máy để nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sức khỏe tương lai
Với những ngôi nhà ống có thang máy thiết kế theo phong cách hiện đại, thì thang máy sẽ góp phần làm nổi bật lên kiến trúc tinh tế của ngôi nhà. Bên cạnh đó, với nhiều gia chủ muốn thể hiện đẳng cấp trong bài trí không gian nhà với khách đến chơi nhà, thì việc lắp đặt thang máy cũng giúp thể hiện tính thẩm mỹ cũng như cá tính của chủ nhân.
Hơn nữa đâu chỉ có người già trẻ nhỏ mới biết mệt khi leo cầu thang, việc di chuyển cầu thang bộ trong nhà cao tầng là việc bất tiện cho tất cả, mất nhiều thời gian và về lâu dài sau này, ảnh hưởng đến sức khỏe khi tuổi chúng ta ngày một cao. Xây dựng thang máy sẽ giảm tải gánh nặng đi lại, tiết kiệm thời gian và sức khỏe cho hiện tại, cho tương lai.
Thiết kế nhà ống có thang máy cần lưu ý những gì?
Thiết kế thang máy cho nhà ống mang lại khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc thiết kế và lắp đặt thang máy lại không hề đơn giản chút nào. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định thiết kế, lắp đặt thêm thang máy cho ngôi nhà của mình, hãy lưu ý những vấn đề sau:
Trao đổi chi tiết với đơn vị thiết kế nhà
Lắp đặt thang máy cho ngôi nhà cần có sự đo đạc và tính toán nhằm giúp cấu trúc cũng như thiết kế nhà không bị ảnh hưởng. Dù đó là thiết kế thang máy cho nhà 3 tầng hay 4,5 tầng trở lên thì đều cần có một bản vẽ chi tiết phù hợp. Vì thế, trước khi bắt tay vào thiết kế, xây dựng, gia chủ và các kiến trúc sư, kỹ sư cần cùng nhau trao đổi chi tiết, cẩn thận để cho ra được bản vẽ hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi đã có bản vẽ thiết kế, việc thi công thang máy cũng cần được đội ngũ kỹ thuật viên giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của thang máy.
Chọn vị trí thiết kế thang máy cho nhà ống
Khi thiết kế nhà ống có thang máy, bạn cũng cần lựa chọn những vị trí nào cho thích hợp, thuận tiện cho việc lên xuống để bố trí thang máy. Đặc biệt bới những những nhà ống có sự hạn chế về diện tích thì cần phải xem xét kỹ càng nhằm đảm bảo thẩm mỹ, an toàn và thuận tiện trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, với những ngôi nhà kết hợp kinh doanh thì cần chú ý để đảm bảo sự riêng tư.
Lựa chọn thang máy có tải trọng thiết kế hợp với kiến trúc nhà
Một yếu tố quan trọng tiếp theo cần chú ý khi thi công thang máy đó là cần lắp đặt thang máy có sự tương đồng về trọng lượng, kích thước với ô chờ thang máy. Lắp đặt theo đúng như thiết kế bản vẽ của nhà sản xuất và phù hợp với diện tích không gian ngôi nhà. Việc này giúp cho thiết kế được hài hòa, tổng thể hoàn chỉnh và đảm bảo tuổi thọ cho thang cũng như ngôi nhà.
Thực tế, việc lựa chọn thang máy thế nào sẽ phụ thuộc vào diện tích nhà ở. Cũng cần lưu ý là thang máy đòi hỏi diện tích sàn khá lớn, tối thiểu 60m2/sàn. Với những ngôi nhà có bề ngang từ 4m trở lên sẽ dễ dàng hơn cho việc lắp đặt.
Thang máy sử dụng loại nhỏ nhất dành cho thiết kế nhà ở có tải trọng 250kg, với kích thước hố thang máy là 1400 x 1300mm. Đây là kiểu thang máy phù hợp cho những căn nhà phố diện tích nhỏ hẹp.
Đối với thang máy, việc xây dựng hố thang rất quan trọng. khi xây dựng hố thang, bạn nên xây dựng phần tường bao quanh hố thang có bề dày khoảng 100 đến 200mm, đồng thời thiết kế bốn cột ở bốn góc có kích thước 100 x 300 mm để đảm bảo chịu lực an toàn.
Chú ý khi công thang máy, cần chừa lại một khoảng trống để tạo sự thuận lợi cho việc lắp đặt sau này. Việc chừa lại khoảng trống cũng giúp công tác ốp lát, hoàn thiện sau này dễ dàng và có tính thẩm mỹ cao.
Đảm bảo bố cục không gian khoa học
Những mẫu nhà ống thường sâu chiều dài, hẹp chiều ngang nên thực tế không dễ dàng để thiết kế thang máy. Bởi nhà lắp đặt thang máy vẫn phải thiết kế thang bộ để đảm bảo vấn đề an toàn khi cháy nổ xảy ra. Đây là quy định bắt buộc, được công bố trong tiêu chuẩn xây dựng. Vì vậy, khi gia chủ có nhu cầu thiết kế nhà ống có thang máy, cần phải tham khảo, trao đối thật kỹ với kiến trúc sư về các giải pháp thiết kế mặt đứng và mặt bằng công năng.
3 kiểu thang máy phổ biến trong thiết kế nhà ống
Mẫu thang máy kính
Những gia chủ thích thiết kế nhà theo phong cách sang trọng và hiện đại khá ưa chuộng mẫu thang kính. Loại thang máy này có cabin làm bằng kính và phần bên ngoài cũng được bao bọc bởi những lớp kính cường lực chắc chắn. Loại thang này mang tính thẩm mỹ rất cao, giúp người di chuyển có cảm giác an toàn nhờ có thể nhìn thấy toàn cảnh từ trong ra ngoài. Thang máy gia đình loại này phù hợp cho việc lắp đặt ngoài nhà hay ở trong nhà tạo sự rộng rãi.
Mẫu thang máy vách gỗ
Mẫu thang máy có vách gỗ thường được sử dụng trong ngôi nhà có thiết kế hơi hướng cổ điển hay xa hoa để đồng bộ nội thất gỗ trong nhà.
Mẫu thang máy tròn
Với những ngôi nhà mang thiên hướng kiến trúc châu Âu thì cầu thang tròn là sự lựa chọn hoàn hảo. Từ giếng thang, kính tròn xung quanh giếng thang rất phù hợp với những căn villa, biệt thự có diện tích rộng lớn. Với những căn nhà ống thì mẫu thang tròn này có sự biến tấu để phù hợp hơn.
Tìm hiểu thêm: Bản vẽ thiết kế spa Mộc, sự lên ngôi của vẻ đẹp đơn giản!
2 cách bố trí thang máy phổ biến trong nhà ống hiện nay
Hiện nay, có 2 cách bố trí thang máy trong nhà ống phổ biến nhất là thiết kế thang máy ở giữa thang bộ và thiết kế bên cạnh thang bộ.
Nhà ống có thang máy ở giữa cầu thang bộ
Phương án này khá lý tưởng cho những ngôi nhà dự án, được chủ đầu tư bàn giao thô, không được xây dựng sẵn hố thang máy. Ngoài ra, cũng được sử dụng ở những ngôi nhà đang ở, chưa có hố thang nhưng có nhu cầu đưa thang máy vào sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng giếng trời, hay khoảng trống giữa lòng cầu thang làm cầu thang máy cũng lựa chọn phù hợp, giúp tiết kiệm diện tích.
Tuy nhiên khi lựa chọn phương án này, gia chủ cũng sẽ phải đánh đổi một phần diện tích nhà. Điều này có thể gây ra cảm giác bịt kín, khó chịu khi ánh sáng cũng như không khí không thể lưu thông vào.
Nhà ống có thang máy bên cạnh thang bộ
Bố trí thang máy bên cạnh thang bộ là phương án được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà phố, nhà ống, những công trình có mặt tiền hẹp nhưng có chiều sâu tương đối lớn. Theo đó, thang máy và thang bộ được bố trí ở giữa nhà, điểm đến của thang máy và thang bộ ở mỗi tầng sẽ nằm giữa 2 phòng, tạo được sự cân đối.
Với phương án này thì phần cầu thang bộ sẽ có độ dốc lớn hơn, khiến quá trình đi lại sẽ gặp đôi chút khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng 2 cầu thang cạnh nhau cũng sẽ hao tốn diện tích nhiều hơn trong tổng diện tích của mỗi công trình.
Tham khảo một số mẫu nhà ống có thang máy đẹp
Thiết kế nhà ống có thang máy đẹp đang trở thành nhu cầu phổ biến hiện nay. Đặc biệt đối với những ngôi nhà có chiều cao như 4, 5 6… tầng. Cấu trúc của những ngôi nhà ống thường sâu, hẹp chiều ngang, nên các kiến trúc sư sẽ tập trung vào kiến trúc mặt tiền, làm đẹp mặt tiền nhằm tạo điểm nhấn để mở ra không gian vô cùng thú vị bên trong. Sau đây là một số mẫu nhà ống đẹp có lắp đặt thang máy mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn:
>>>>>Xem thêm: Thiết kế thi công nhà 2 tầng mái thái đẹp giá rẻ
Hi vọng qua những chia sẻ về các lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy trên đây, bạn sẽ có thêm giải pháp hữu ích để có được những mẫu thiết kế nhà ưng ý nhất. Nếu bạn cần thiết kế, thi công mẫu nhà ống đẹp, sang trọng và hiện đại, hãy liên hệ với WEDO để được đội ngũ KTS của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.