Bản vẽ xây dựng có thể coi là “viên gạch” đầu tiên để tạo nên một ngôi nhà đẹp và kiên cố. Là gia chủ, bạn đã biết hết các ký hiệu cửa trong bản vẽ xây dựng? Cách đọc bản vẽ xây dựng như thế nào? Mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: “Thuộc làu” ký hiệu cửa trong bản vẽ xây dựng TẠI ĐÂY
Contents
Ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ là gì? Được sử dụng ở đâu?
Ký hiệu cửa lùa là hình vẽ, ký hiệu quy ước thể hiện cửa lùa trên bản vẽ xây dựng, ký hiệu này được thống nhất chung để tất cả mọi người nhìn vào bản vẽ đều biết tại vị trí đó cần lắp đặt cửa lùa.
Thực tế có nhiều loại cửa lùa khác nhau như cửa lùa một cánh, cửa lùa 2 cánh… mỗi loại có một ký hiệu riêng biệt.
Một số ký hiệu quy ước cửa lùa trong bản vẽ thiết kế
Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm nhiều loại khác nhau, thể hiện nhiều mặt cắt công trình như mặt bằng, mặt cắt ngang, mặt cắt nghiêng, CAD… mang đến hình dung đa chiều về công trình được xây dựng.
Trong đó, bản vẽ mặt bằng từng tầng cho thấy tầng đó có mấy phòng, các loại cửa, lối đi… Bản vẽ mặt tiền cho thấy thiết kế phía trước công trình nhìn ở phía chính diện; tương tự bản vẽ mặt nghiêng cũng vậy.
Trong mỗi bản vẽ đó, tùy từng đặc điểm và góc nhìn mà cửa lùa được ký hiệu khác nhau.
Quy ước cửa lùa trong bản vẽ mặt bằng theo tiêu chuẩn quốc gia
Bản vẽ mặt bằng là bản vẽ mặt cắt ngang công trình, thể hiện góc nhìn từ trên xuống, vuông góc với mặt đất, do vậy mỗi tầng sẽ có một bản vẽ mặt bằng riêng. Bản vẽ này thể hiện cách phân chia phòng, vị trí và kích thước các phòng, các cửa, bố trí nội thất cơ bản mỗi phòng…
Nhìn vào ký hiệu này có thể biết được đó là loại cửa lùa nào, có mấy cánh, kích thước ra sao, vị trí lắp đặt cánh cửa ở ngoài hay trong. Từ đó người xây dựng biết cách chừa vị trí tường trống để lắp đặt cửa, người thợ lắp cửa biết cách lắp cửa đúng hướng.
Ký hiệu cửa lùa trong bản vẽ CAD
Bản vẽ CAD cửa lùa là bản vẽ chi tiết nhất về thiết kế cửa lùa được thực hiện bởi phần mềm máy tính, nó bao gồm nhiều mặt cắt khác nhau như thẳng đứng, cắt ngang, cắt nghiêng, các cột trụ âm tường, kích thước chi tiết mỗi bộ phận đều thể hiện trong một bản vẽ này. Bản vẽ CAD thường được sử dụng bởi thợ lắp đặt cửa lùa.
Trong bản vẽ CAD, cửa lùa được ký hiệu bằng các nét vẽ đơn giản, phác thảo lại chính xác hình dáng cửa.
Cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng cơ bản từ A-Z
Mỗi công trình có nhiều bản vẽ mặt bằng xây dựng khác nhau, càng nhiều chi tiết càng phức tạp. Dưới đây hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng đơn giản nhất.
Quy định về nét vẽ
Một công trình xây dựng sẽ có chi tiết lộ ra bên ngoài và chi tiết bị che khuất bên trong tường, những thông tin này được thể hiện rõ ràng trong bản vẽ thiết kế thông qua nét vẽ để người thực hiện thi công hiểu được và làm theo đúng thiết kế.
Chưa hết, nếu trên bản vẽ có các chi tiết vẽ chồng lên nhau, phải làm thế nào để phân biệt? Khi đó, các kiến trúc sư sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Nét liền đậm
- Nét đứt đoạn
- Nét chấm gạch mảnh – giới hạn mặt phẳng cắt
- Nét chấm gạch mảnh – đường tâm, trục đối xứng
- Nét liền mảnh.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất chung cư hiện đại có những đặc điểm nổi bật gì?
Quy định về kích thước
Tất nhiên các kiến trúc sư không thể tạo ra bản vẽ nhà 2 tầng 4 phòng ngủ có kích thước tương tự kích thước thật và cũng không cần thiết phải làm vậy, vừa tốn công sức vừa mất thời gian, vậy nên kích thước trong bản vẽ được quy định tỷ lệ nhỏ hơn với tỷ lệ thật 1, 2, 5, 10, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000… lần. Điều này đảm bảo hình vẽ trong bản thiết kế có hình dạng, tỷ lệ các chi tiết giống với thực thế, đảm bảo độ chính xác khi thi công.
Có nhiều tỷ lệ vẽ khác nhau như 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000, lựa chọn tỷ lệ vẽ nào phụ thuộc vào khổ giấy vẽ và độ phức tạp chi tiết cần vẽ. Tỷ lệ 1:100, 1:200 được sử dụng trong bản vẽ nhà ở, biệt thự, khách sạn… những bản vẽ như bản đồ, quy hoạch đô thị sẽ sử dụng tỷ lệ lớn hơn, lên tới 1:50.000.
Các bước đọc bản vẽ mặt bằng xây dựng
Các bước đọc bản vẽ bao gồm:
Đọc kích thước chiều dài, chiều rộng thông thủy mỗi phòng. Phần diện tích thông thuỷ là phần diện tích không tính các tường, cột trụ và hộp kỹ thuật.
Đọc kích thước để xác định chiều dài, chiều rộng các phòng, các vách ngăn, tường, hành lang…
Đọc kích thước mặt cắt các cột, độ dày tường, vách ngăn.
Đọc kích thước xác định diện tích từng phòng bao gồm vách tường. Ngoài ra bạn có thể hình dung cách bài trí cơ bản trong phòng dựa vào những hình vẽ đồ vật có trong bản thiết kế.
>>>>>Xem thêm: Chi phí xây nhà phố được tính dựa trên những yếu tố nào?
Cùng thực hành ngay nhé! Nếu bạn đã có trong tay hồ sơ nhà mình thì hãy thực hành đọc ký hiệu cửa trong bản vẽ theo hướng dẫn ngay. Nếu có nhu cầu thiết kế thi công Kiến trúc – Nội thất trọn gói, đừng ngại ngần liên hệ WEDO để được tư vấn nhanh nhất!