Xác định phong cách thiết kế là điều bạn cần làm đầu tiên trước khi lên ý tưởng thiết kế và xây dựng. Hiện nay, ngoài những phong cách thiết kế nội thất đã phổ biến tại Việt Nam như hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển,… thì còn rất nhiều phong cách thiết kế nghệ thuật khác mà bạn có thể lựa chọn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu TOP các phong cách nghệ thuật trang trí nội thất để bạn đọc tham khảo!
Bạn đang đọc: Tổ hợp các phong cách nghệ thuật trang trí nội thất phổ biến nhất thế giới
Contents
- 1 1. Nghệ thuật trang trí nội thất Renaissance
- 2 2. Nghệ thuật trang trí nội thất Baroque
- 3 3. Nghệ thuật trang trí nội thất Rococo
- 4 4. Nghệ thuật trang trí nội thất Neoclassical
- 5 5. Nghệ thuật trang trí nội thất Art & Crafts
- 6 6. Art Nouveau
- 7 7. Modernism
- 8 8. Bauhaus
- 9 9. Artdeco
- 10 10. Mid – Century Modern
- 11 11. Postmodern
- 12 12. Contemporary
1. Nghệ thuật trang trí nội thất Renaissance
Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng là kiến trúc của thời kỳ giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17. Nó thịnh hành ở các vùng khác nhau của châu Âu. Phong cách Renaissence này thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của một số yếu tố của tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại, cùng với văn hóa vật chất có ý thức.
Nghệ thuật trang trí nội thất Phục Hưng nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và tính hợp lệ của các bộ phận. Nó thể hiện trong kiến trúc của thời cổ đại và đặc biệt là kiến trúc La Mã cổ đại, trong đó có nhiều ví dụ còn lại. Sự sắp xếp có trật tự của cột, trụ và các dầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và các gian nhỏ thay thế các hệ thống có tỉ lệ phức tạp và các biên dạng bất thường của các tòa nhà thời Trung cổ.
2. Nghệ thuật trang trí nội thất Baroque
Kiến trúc Baroque là một thuật ngữ dùng để mô tả phong cách xây dựng của thời kỳ Baroque, Ý. Kiến trúc này xuất hiện vào cuối thế kỷ 16. Trong kỷ nguyên Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn. Nghệ thuật thiết kế này đi ngược lại với lối nghệ thuật kiến trúc thời Phục Hưng bởi đã lược bỏ sự cứng nhắc, quá nguyên tắc.
Kiến trúc Baroque tạo ra những không gian phức tạp và những luồng ánh sáng được chiếu khắp nơi mà người ta không thể nào tìm ra được điểm xuất phát của ánh sáng đó. Ngoài ra, chúng ta còn nhận biết được kiểu kiến trúc này thông qua các cột trụ có kích thước lớn và thường chồng cao 2 tầng; cửa sổ lớn hình chữ nhật, 1 cửa bé hơn hình tròn, nửa tròn hay hình oval.
3. Nghệ thuật trang trí nội thất Rococo
Nghệ thuật trang trí nội thất Rococo là một phong cách thiết kế nội thất của Pháp thế kỷ 18. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở thời của Hoàng hậu Marie Antoinette. Các phòng thuộc phong cách Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao. Những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra còn được bổ sung bởi những bức tranh tường tinh tế.
Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí.
4. Nghệ thuật trang trí nội thất Neoclassical
Neoclassical – kiến trúc tân cổ điển là một phong cách được tạo ra bởi trào lưu tân cổ điển bắt đầu từ thế kỷ 18. Phong cách thiết kế tân cổ không quá nhấn mạnh vào cách phối màu mà tạo nên sự độc đáo riêng, hài hòa và cân đối.
Theo nguồn gốc hình thành thì vào cuối thế kỷ 18, các kiến trúc sư người Scotland là nhà thiết kế Robert Adam và những người anh em của ông đã sáng tạo ra trào lưu kiến trúc mới.
Kiến trúc tân cổ mang đậm những đường nét thiết kế sang trọng và bắt mắt, có những chau chuốt trong từng đường nét riêng và tạo nên một tổng thể hoàn hảo nhất, đẹp mắt nhất.
Ngày nay, kiến trúc tân cổ điển có thể hiểu đơn giản đó là sự pha trộn hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại, tạo nên một tổng thể vừa cân đối, vừa mang tới sự độc đáo riêng, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu.
5. Nghệ thuật trang trí nội thất Art & Crafts
Art & Crafts là phong cách thiết kế nội thất nhà mà đồ nội thất tập trung các nguyên liệu từ tự nhiên, đặc biệt là gỗ. Các sản phẩm được tạo hình một cách rõ rệt trong thiết kế, là sự kết hợp mang lại thẩm mỹ và tính ứng dụng cao.
Đặc trưng của phong cách nghệ thuật trang trí nội thất này là sự đơn giản, tập trung vào sự mộc mạc và sử dụng vật liệu tự nhiên.
6. Art Nouveau
Art Nouveau là một trường phái nghệ thuật quốc tế khởi nguồn từ châu Âu. Nghệ thuật trang trí này xuất hiện cuối thế kỷ 19 và tồn tại đến đầu thế kỷ 20 (trước Thế chiến I).
Art Nouveau trong tiếng Pháp có nghĩa là “nghệ thuật mới”. Còn được biết đến với nhiều cái tên như Jugendstil – tức là “nghệ thuật trẻ” trong tiếng Đức, Stile Liberty (tiếng Ý), Modernisme (Tây Ban Nha). Ở Việt Nam, thuật ngữ này được Việt hóa với cái tên là trường phái “Tân nghệ thuật”.
Trường phái này chịu ảnh hưởng của nghệ thuật biểu trưng về sự chia sẻ sự quan tâm đến các chi tiết đẹp, cũng như chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Celtic và Nhật Bản. Art Nouveau thực sự nở rộ ở Anh cùng với trào lưu tiến bộ Art & Craft, và tạo ra tiếng vang trên toàn thế giới.
Art Nouveau được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực thiết kế như công trình kiến trúc, thiết kế và trang trí nội thất, nội thất và hội họa,…
7. Modernism
Tìm hiểu thêm: Thiết kế phòng khách sang trọng với phong cách Á Đông
Sự ra đời của kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội Châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Kiến trúc hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời của công trình Cung thủy Tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park (London – Anh) năm 1851, do kiến trúc sư Joseph Paxton thiết kế.
Cùng với đó, sự ra đời của kiến trúc hiện đại đã mang theo phong cách nghệ thuật trang trí nội thất hiện đại. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại được cho là do một nhóm kiến trúc sư châu Âu ở trường Bauhaus (Đức) sáng tạo ra vào năm 1919. Phong cách hiện đại tập trung chủ yếu vào tính công năng cũng như tránh các đường nét, họa tiết rườm rà quá mức như nhiều phong cách thiết kế nội thất khác. Một số người cho rằng, phong cách thiết kế nội thất theo trường phái hiện đại khá thô sơ. Nhưng có nhiều người lại cho đây là phương pháp tạo nên sự yên bình và đơn giản cho căn hộ.
8. Bauhaus
Tương tự như nghệ thuật Bauhaus, kiến trúc theo phong cách này được đặc trưng bởi các hình dạng hình học cân bằng hài hòa và đặc biệt nhấn mạnh vào chức năng. Với các không gian mở và rất nhiều thiết kế cửa kính, nó được lấy cảm hứng từ vẻ ngoài đơn giản nhưng lịch sự của phong trào bauhaus và mỹ thuật Mỹ.
9. Artdeco
Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính chiết trung, được hình thành tại Paris vào những năm 1920. Phong cách này bắt đầu lan rộng ra thế giới vào những năm 1930. Nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong thiết kế, bao gồm: kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang,… và các môn nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.
Theo trường phái nghệ thuật thì phong cách Art Deco hướng đến những tuyến hình đơn giản, những khối hình học kinh điển trong không gian, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể, tạo nên phong cách mạnh mẽ, cá tính, có chút gì đó giống với lối kiến trúc Đức ngày trước.
10. Mid – Century Modern
Phong cách Mid – Century là phong cách thiết kế có nguồn gốc từ các nước Bắc Âu. Phong cách này thịnh hành và phát triển từ những năm 40 – 70 của thế kỷ 20. Đây là dấu ấn đậm nét của thiết kế hướng đến sự đơn giản, tinh tế, thoải mái, phóng khoáng và gần gũi với thiên nhiên. Chúng không tuân theo một nguyên tắc hay khuôn thước nào trong thiết kế. Đây còn là một thuật ngữ được tạo ra bởi Cara Greenberg. Bà đã sử dụng nó trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s”.
Với một phong cách thiết kế tự do và thoải mái, nghệ thuật trang trí nội thất này đã tạo nên một trường phái riêng của mình. Những đặc trưng riêng rất dễ nhận biết: đơn giản, thẳng thắn, sang trọng, hòa hợp với thiên nhiên.
11. Postmodern
Phong cách Postmodern mang khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại. Điều này thể hiện được quan điểm mỹ học như xóa nhòa ranh giới nghệ thuật với đời sống hàng ngày, phá bỏ giai tầng giữa văn hóa quý tộc và văn hóa đại chúng, phủ nhận tính nguyên bản của một tác phẩm nghệ thuật.
Tuy vậy, phong cách này sớm đi vào lãng quên bởi tính phi cấu trúc, từ chối vai trò chủ thể của con người trong không gian. Thay vì hướng đến chiều sâu, Postmodernism thể hiện bề nổi đơn thuần với những đường nét, màu sắc ấn tượng.
12. Contemporary
Phong cách Contemporary thường bị nhầm với phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Mặc dù 2 phong cách này có nhiều điểm tương đồng, nhưng Contemporary có những điểm riêng biệt.
Hiểu đơn giản, Contemporary là nghệ thuật trang trí nội thất mang hơi hướng cổ điển nhưng lại được biến hóa nhẹ nhàng, sao cho vẫn giữ được nét cổ điển nhưng vẫn phù hợp với hơi thở hiện đại. Những phụ kiện, sản phẩm nội thất của phong cách này đảm bảo không bao giờ bị lỗi thời.
>>>>>Xem thêm: “Vô vàn” ý tưởng nội thất bếp màu xanh giúp bạn kiến tạo không gian sống
Mặc dù phong cách thiết kế nội thất này có thể khiến người nhìn cảm thấy trống vắng vì những hạn chế và tối giản hết mức. Tuy nhiên, nó tập trung vào các yếu tố kiến trúc, chi tiết trang trí, chú ý đến những màu sắc đơn giản để tạo nên một không gian mang tính ứng dụng cao.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã điểm danh những phong cách nghệ thuật trang trí nội thất nổi tiếng nhất thế giới. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, quý khách hàng đã có thể lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp cho mình.