Nếu bạn đang nghĩ trần nhà chỉ có tác dụng nâng đỡ, che chắn cho tổ ấm thì có lẽ đó là một quan điểm sai lầm và thiếu sót. Giờ đây trần nhà còn được coi là điểm nhấn quan trọng trong thiết kế nội thất đẹp. Chính vì thế, việc lựa chọn vật liệu cùng kiểu dáng thiết kế cho trần nhà được các gia chủ rất quan tâm. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu tới bạn các loại trần nhựa phổ biến nhất hiện nay.
Bạn đang đọc: Trần nhựa là gì? Các loại trần nhựa phổ biến nhất hiện nay
Contents
Trần nhựa là gì? Ưu, nhược điểm của trần nhựa.
Trần nhựa là gì?
Trần nhựa là một loại vật liệu được làm từ bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia tạo độ dai và khả năng chống cháy cho sản phẩm. Trước đây, khi thị trường vật liệu thiết kế trần nhà chưa có nhiều sự lựa chọn thì trần PVC là loại vật liệu phổ biến, được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất bởi ngoài giá thành rẻ, vật liệu có khả năng chống nóng, chống tiếng ồn, chống thấm nước, trọng lượng nhẹ, …
Sử dụng trần nhựa – Nên hay không?
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên sử dụng trần nhựa hay không?” điều đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ những ưu, nhược điểm của nó. Khi đã nắm rõ sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Ưu điểm
Không phải tự nhiên mà loại trần nhà này được coi là vật dụng phổ biến và được các gia chủ ưa chuộng, ưu ái đến vậy. Vậy, chúng có những đặc điểm nổi bật gì?
– Chống nóng: Thông thường các cửa hàng hoặc những ngôi nhà được xây từ nhiều năm trước sẽ sử dụng trần nhựa để chống nóng, khả năng chống nóng của loại trần này vô cùng hiệu quả, có thể lên đến 90%.
– Trọng lượng nhẹ: So với các vật liệu thiết kế trần nhà khác như trần gỗ thì trần nhựa có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, quá trình vận chuyển, thi công rất dễ dàng, nhanh chóng, không gặp quá nhiều khó khăn.
– Chống ồn, chịu nước: Trần PVC được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu cùng các chất phụ gia có chất lượng tốt
– Mẫu mã phong phú, đa dạng với những thiết kế bắt mắt. Nếu muốn gia tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng thêm tấm ốp trần hoặc phào nẹp PU để tăng thêm vẻ đẹp hiện đại, tinh tế cho không gian cũng như tạo điểm nhấn cho trần nhà, bớt đi sự đơn điệu, nhàm chán.
– Độ bền cao do cấu tạo được phủ một lớp PVDF (flour – cacbon), an toàn cho sức khỏe của người sử dụng, có khả năng cách âm, chống tiếng ồn, chịu nhiệt và chống nước tốt, không bị ăn mòn bởi muối, alkali, acid, …
– Tuổi thọ trần nhựa có thể lên đến 10 năm
– Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những loại vật liệu khác
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì trần nhựa cũng có một số nhược điểm có thể kể đến như:
– Mẫu mã và thiết kế đa dạng, phong phú tuy nhiên xét về mặt thẩm mỹ, độ tinh tế, sang trọng thì trần nhựa có phần kém sang hơn các loại vật liệu khác.
– Khi sử dụng trần nhựa, gia chủ sẽ không thể phối màu sắc như mình mong muốn mà chỉ có thể lựa chọn những mẫu có sẵn.
– Sau một thời gian sử dụng, loại trần này có thể bị bám bụi bẩn hoặc những vết bẩn từ côn trùng khiến trần nhà mất thẩm mỹ.
Qua những ưu, nhược điểm mà Blognhadep.edu.vn vừa nêu bên trên chắc hẳn bạn đã có những quyết định cho riêng mình về việc có nên lắp đặt loại trần nhà này hay không đúng không nào.
Các loại trần nhựa phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường trần nhựa có rất nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau nhưng chúng ta có thể phân chia thành hai loại chính là trần thông thường và trần chống nóng hay còn gọi là trần nhựa cách nhiệt.
– Trần nhựa thông thường: hay còn gọi là trần không xốp, loại trần này được sản xuất theo công nghệ sản xuất trần nhựa hiện đại của Đài Loan. Loại trần này vẫn có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt, không bị cong vênh, mối mọt, mục nát, có tuổi thọ cao, giá thành rẻ… nhưng không có khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm.
– Trần nhựa cách nhiệt: đó là loại trần cao cấp, loại trần này có một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên và được chia thành 2 loại là có xốp 5cm và có xốp 8cm, khả năng chống nóng, cách nhiệt và giá thành tăng lên theo độ dày của xốp. Với lớp xốp cao cấp ở phía trên trần cách nhiệt có khả năng chống nóng và cách âm rất tốt, cho bạn không gian mát mẻ vào mùa hè.
3 yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn và thiết kế trần nhà
1. Tìm hiểu về vật liệu để thiết kế trần ngay từ bước đầu thiết kế tổng thể.
Nhiều gia chủ không quan tâm đến việc thiết kế trần trước mà đợi đến giai đoạn hoàn thiện mới tìm hiểu, trong khi trần nhà cũng góp phần trong việc mang lại phong cách, hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Nếu phong cách cổ điển sẽ kết hợp với trần vòm sang trọng, thoáng đãng hay phòng ngủ thanh bình với trần và hệ đèn hiện đại. Hay trần cho phòng trẻ em với các hình khối lạ mắt, sinh động… Vì thế, hãy lưu ý tìm kiếm mẫu mã và các giải pháp chức năng nâng cao nhằm mang đến một không gian tiện nghi như mong ước.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn thiết kế văn phòng nhỏ gọn, tạo ấn tượng tốt với đối tác
2. Quan tâm tới độ bền của nguyên vật liệu
Trần nhà có tác dụng che chắn, bảo vệ không gian. Nếu trần được làm từ những nguyên vật liệu kém phẩm chất có thể không an toàn như bị nứt hoặc sập… sau một thời gian sử dụng.
Do vậy, tìm kiếm sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng là điều rất quan trọng. Tốt nhất, chủ nhà cần tìm hiểu và chỉ định nguyên vật liệu với đội thi công để tránh các trường hợp vì chạy theo lợi nhuận mà bên thi công có thể sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc hàng hóa trôi nổi không được bảo hành…
Ngoài ra, tấm trần nhựa có thể sơn phủ trực tiếp trên bề mặt hay phủ các lớp màng PVC, Laminate tạo nên tấm nhựa giả gỗ mang đến cho ngôi nhà bạn sự thân thiện, mộc mạc với tự nhiên.
3. Quan tâm đến tay nghề của thợ thi công và nên giám sát công trình
Không phải tất cả người thợ đều được qua đào tạo và hiểu biết rõ về kỹ thuật thi công chuyên nghiệp. Các thiết kế phức tạp đôi khi chủ nhà không tìm được người thợ thi công lành nghề để thi công cho mình. Cũng có những trường hợp thợ thi công vì lợi nhuận không làm đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, “rút ruột” công trình hoặc làm nhanh, làm ẩu…
Do vậy, tìm được đội thợ có tay nghề, nắm bắt được những yếu tố căn bản như khẩu độ, độ dày khung,… sẽ giúp chủ nhà có thể theo dõi quá trình thi công của người thợ, từ đó đảm bảo có được sản phẩm hoàn thiện bền đẹp.
Hướng dẫn thi công trần nhựa chính xác và khoa học , đúng quy trình kỹ thuật
Bước 1: Xác định chính xác vị trí lắp đặt trần nhựa và độ cao trần
Trước khi tiến hành lắp ghép trần nhựa bạn cần xác định chính xác vị trí muốn đặt trần sao cho phù hợp với chiều cao không gian và để trần nhựa có thể phát huy hết công dụng của mình đó là trang trí, cách âm, cách nhiệt…
Nếu là mái tôn hay mái Fibro ximăng thì khoảng cách giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 1,5m, bởi vào mùa hè những loại mái này hấp thụ nhiệt rất tốt và khoảng cách giữa mái và trần càng lớn sẽ càng giúp nhà bạn bớt bị hấp nóng, thoáng mát hơn.
Còn nếu là mái bê tông thì khoảng cách tối thiểu là 0.5m.
Bạn có thể sử dụng ống nivo hoặc tia laser để xác định chiều cao của trần cho chính xác nhất
Bước 2: Lắp khung xương trần nhựa
Sau khi đã xác định chính xác vị trí tường, chúng ta tiến hành lắp khung phào xung quanh, bạn cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít. Dùng khoan hoặc búa đóng đinh thép cố định cho phào lên tường. Khoảng cách lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 50cm để đảm bảo độ vững chắc của phào trần.
Tiếp theo là bước treo khung trần, đối với mái ngói mái tôn hay mái Fibro ximăng bạn có thể dùng dây thép 1.5 – 2.0 để treo khung trần lên các xà gồ mái bằng loại dây thép chuyên dụng, còn đối với mái bê tông bạn cần dùng khoan và treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.
Lưu ý khi lắp ghép các xương, bạn nên nhớ khoảng cách giữa các xương tối thiểu là 80cm và tối đa là 100cm tùy vào từng công trình cụ thể.
Treo xương dọc theo mặt bằng công trình và có xương ngang với khoảng cách 2m – 3m/1 xương ngang và có xương chống từ mái trần xuống mặt trần đối với mặt bằng thi công rộng
Bước 3: Cố định tấm trần nhựa
Sau khi đã lắp khung xương chắc chắn, hướng dẫn thi công trần nhựa tiến hàng ghép trần chắc chắn vào khung xương.
>>>>>Xem thêm: Ưu điểm và các phong cách thiết kế biệt thự mini 2 tầng đẹp hiện nay
Để ghép những tấm trần nhựa vào khung xương, trước hết bạn cần đo chiều rộng của mặt bằng sau đó dùng dao chuyên dụng cắt tấm trần nhựa theo kích thước đó. Lưu ý, bạn nên trừ sai số khoảng 5mm.ần như
Sau đó dùng dây thép hoặc đinh vít cố định tấm trần nhựa vào khung xương sao cho chắc chắn nhất. Lưu ý khi ghép các tấm trần nhựa bạn nên chú ý, lắp các tấm trần sao cho các hèm khóa ăn khớp với nhau để tạo độ chắc chắn và an toàn của trần.
Hiện nay, tấm trần nhựa không còn xa lạ đối với người tiêu dùng bởi nó có ưu điểm vượt trội, vừa bảo đảm chất lượng và giá cả rẻ. Blognhadep.edu.vn cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về trần nhựa và các bước thi công hi vọng sẽ hữu ích với các bạn đang có ý định sử dụng loại vật liệu mang lại hiệu quả cao này.