Khi bạn đang sống trong một khu tập thể lâu đời hoặc trong những căn nhà phố chật chội, hoặc bạn chưa có điều kiện phá dỡ xây dựng công trình mới thì cải tạo nhà cũ là giải pháp tối ưu. Nhưng cải tạo như thế nào để tiết kiệm chi phí thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang có ý định sửa chữa căn nhà của mình trước thềm năm mới, thì đừng bỏ qua những chia sẻ về kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí tối đa của WEDO dưới đây!
Bạn đang đọc: 07 kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí tối đa
Contents
- 1 1. Tại sao cần cải tạo nhà cũ?
- 2 2. Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ gia chủ phải biết
- 2.1 Kinh nghiệm sửa nhà cũ đầu tiên: không nên tự cải tạo
- 2.2 Kinh nghiệm cải tạo số 2: chọn lựa thiết kế phù hợp
- 2.3 Kinh nghiệm cải tạo số 3: dự trù kinh phí khi sửa chữa nhà ở
- 2.4 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 4: Lưu ý đến phong thủy
- 2.5 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 5: Tái sử dụng đồ nội thất
- 2.6 Kinh nghiệm sửa nhà tập thể cũ: Lựa chọn vật liệu xây dựng
- 2.7 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 7: Đừng đập phá nền nhà cũ nếu còn tốt
1. Tại sao cần cải tạo nhà cũ?
Nhiều ngôi nhà rơi vào tình trạng bị xuống cấp, kết cấu hạ tầng yếu và cần tu sửa lại sau nhiều năm sử dụng. Những lúc này không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện tài chính để xây dựng lại một ngôi nhà mới hoàn toàn; chưa kể việc này cũng tốn rất nhiều thời gian. Trong trường hợp này thì cải tạo nhà ở được biết đến là biện pháp tối ưu nhất.
Không phải ngẫu nhiên mà việc cải tạo lại nhà cũ lại được mọi người yêu thích và ưa chuộng hơn hẳn so với việc xây dựng nhà mới mà bởi những ưu điểm tuyệt vời mà chúng mang đến dưới đây. Cụ thể như:
+ Đảm bảo tính an toàn: việc cải tạo nhà ở sẽ giúp bạn gia cố ngôi nhà, tránh tình trạng trần tường bị nứt, ủ dột,… đồng thời ngăn ngừa tình trạng sụp đổ, sạt lở để đảm bảo sự an toàn cho cả gia đình.
+ Sử dụng diện tích hiệu quả: khi sửa lại không gian nhà cũ, cho phép bạn hoàn toàn có thể thay đổi toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Lúc này, bạn sẽ có các biện pháp khắc phục lại những vấn đề đã gặp trong việc bố trí trước đây để giúp việc sử dụng hiệu quả và diện tích hơn.
+ Thay đổi bố cục không gian: có thể thấy rằng, rất nhiều ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cũ nên trong nhịp sống hiện đại đã gây nên nhiều bất tiện trong sử dụng. Vì vậy, kinh nghiệm cải tạo nhà cũ sẽ giúp bạn có thể biến tấu không gian trở nên xinh đẹp, hiện đại tiện nghi, mang đến cho gia đình một không gian sống thoải mái tuyệt vời nhất.
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí: so với việc xây mới hoàn toàn lại ngôi nhà thì việc cải tạo nhà cũ – tuy khó khăn và tốn nhiều công sức hơn nhưng bù lại sẽ giúp gia đình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí thực hiện.
2. Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ gia chủ phải biết
Kinh nghiệm sửa nhà cũ đầu tiên: không nên tự cải tạo
Nhà của bạn đã được xây dựng nhiều năm, do đó bạn nghĩ mình đã quá hiểu ngôi nhà ấy. Nên việc cải tạo cũng không có gì quá khó. Nhiều gia chủ đã tự thiết kế, bàn bạc phương án sửa chữa, thậm chí tự thi công mà không cần nhờ đến các đơn vị chuyên thi công cải tạo nhà ở.
Là đơn vị xây dựng đã hành nghề nhiều năm, WEDO khuyên bạn không nên tự ý xây hay sửa chữa nhà ở. Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp các gia chủ lựa chọn phương án sửa chữa phù hợp nhất, dự trù được chi phí, lựa chọn sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp, lên phương án và thời gian sửa chữa. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tự cải tạo, làm mới như: cải tạo sân thượng, ban công, phòng ngủ,… mà không cần thiết kế vì nó không làm thay đổi kết cấu.
Kinh nghiệm cải tạo số 2: chọn lựa thiết kế phù hợp
Trong những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ cần phải lưu tâm hàng đầu, gia chủ cần chú ý lựa chọn thiết kế kỹ lưỡng. Có nhiều trường hợp trong cải tạo nhà ở như nâng nền, xây thêm tầng, sửa chữa nội thất,… nên bạn cần tham khảo thiết kế phù hợp. Bạn có thể lựa chọn nội thất theo sở thích của gia đình. Nhưng nếu bạn cải tạo chỉ nội thất hoặc chỉ ngoại thất thì nên chọn nội ngoại thất sao cho phù hợp, hài hòa cho cả tổng thể.
Các kiến trúc sư của WEDO với chuyên môn sâu rộng sẽ tư vấn cho quý khách hàng một thiết kế phù hợp nhất với kết cấu cũ của nhà ở. Vì thiết kế phù hợp kết cấu rất quan trọng. Phần kết cấu ngôi nhà (đặc biệt là phần móng) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của công trình sau này.
Kinh nghiệm cải tạo số 3: dự trù kinh phí khi sửa chữa nhà ở
Khi sửa chữa nhà ở, bạn cần liệt kê các khoản chi phí cơ bản:
+ Chi phí cải tạo nhà: gồm vật liệu xây dựng và nội thất
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí vận chuyển
+ Chi phí thuê nhà thầu
+ Chi phí dự trù phát sinh
Tìm hiểu thêm: Mẫu hàng rào bê tông đẹp bền bỉ với thời gian
Việc xác định cụ thể từng khoản giúp bạn chuẩn bị tổng thể chi phí chính xác hơn. Trong quá trình sửa chữa chắc chắn sẽ có phần phát sinh thêm chi phí. Vậy để hạn chế tối đa phát sinh, bạn nên có một kế hoạch kỹ càng, cụ thể nhất cho việc sửa nhà.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 4: Lưu ý đến phong thủy
Phong thủy trong nhà ở là vấn đề rất quan trọng đối với nhiều gia đình người Việt. Vì họ quan niệm, căn nhà chính là nền móng của một gia đình. Vậy nên, việc sửa chữa nhà cũng ảnh hưởng lớn đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 5: Tái sử dụng đồ nội thất
Nhiều gia chủ có suy nghĩ rằng sau khi tu sửa, cải tạo nhà đẹp sẽ phải thay đổi hoàn toàn nội thất để thay đổi không gian. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiết kiệm của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể tận dụng đồ cũ để tiết kiệm chi phí tối đa.
Nếu đồ nội thất bạn đang sử dụng không quá cũ, hãy dọn dẹp sạch sẽ và sơn lại với màu sơn mới để phù hợp với không gian bạn vừa sửa chữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương án bán thanh lý đồ cũ để bù một khoản vào chi phí đầu tư nội thất mới. Hãy tận dụng và tiết kiệm hết sức có thể!
Kinh nghiệm sửa nhà tập thể cũ: Lựa chọn vật liệu xây dựng
Một trong những cách cải thiện nhà tiết kiệm chi phí nhất là lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp. Tùy theo điều kiện tài chính mà bạn chọn chất liệu phù hợp. Nhóm ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất ngày nay rất đa dạng, nội thất gia đình không nhất thiết phải là gỗ tự nhiên 100%. Gia chủ có thể thay thế bằng gỗ công nghiệp hoặc nhựa công nghiệp; thay thế sơn tường bằng giấy dán tường với nhiều họa tiết;…
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ số 7: Đừng đập phá nền nhà cũ nếu còn tốt
Có những ngôi nhà đã rất cũ và xuống cấp nhưng sàn đá, gỗ vẫn còn mới. Thậm chí giữ nguyên màu sắc, không bị trầy xước, bong tróc. Chủ nhà có thể đánh bóng sàn hoặc lát lại khi sửa sang nhà mà không cần phải cạy để trát lại nền gạch. Điều này sẽ cắt giảm chi phí cải tạo nhà.
Giữ lại một phần ngôi nhà cũ cũng là một phương tiện để gia chủ thể hiện những kỷ niệm của mình. Nó là sự kết hợp trang nhã giữa các thành phần truyền thống và đương đại để tạo ra một khu vực sinh hoạt hấp dẫn.
>>>>>Xem thêm: Khám phá các kiểu kiến trúc nhà cấp 4 đẹp miền Tây đặc trưng nhất
Với kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể bảo dưỡng sàn cũ và lắp sàn mới lên trên nếu vẫn muốn thay sàn mới nhưng tiết kiệm chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, công việc này cần được thực hiện bởi đội ngũ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo sàn không bị nứt sau này.
Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm cải tạo nhà giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Nếu còn chưa rõ về cách cải tạo nhà cũ, bạn có thể liên hệ với WEDO qua form liên hệ ngay dưới bài viết này để được tư vấn và nhận được câu trả lời vừa ý nhất.