Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Rate this post

Cổng cửa được xem là nơi đưa khí trực tiếp vào nhà, được xem là một vị trí quan trọng, là yếu tố thứ 3 trong 5 yếu tố tiên quyết của dương cơ. Vậy chiều rộng cổng nhà bao nhiêu thì chuẩn thước lỗ ban cửa cổng và được xem là thông số vàng, đem lại may mắn cũng như tài lộc cho gia đình. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết và cụ thể hơn trong phạm vi bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Chiều rộng cổng nhà có ảnh hưởng quan trọng đến kiến trúc chung của không gian

MỤC LỤC

Nguyên tắc xác định vị trí cửa cổng

Để đặt cổng cửa đúng vị trí, cần tuân theo phép khai môn nghệ thuật và điểm cung thần phải được đặt sao cho không gặp các yếu tố hung sát khí khi nhập môn. Ngoài yếu tố thần sát, cần quan tâm đến yếu tố sinh vượng như phân tích phần địa thế đất đã được đề cập. Nếu hướng nhà không thể đặt được theo hướng sinh vượng thì vẫn phải cố gắng đặt cổng cửa sao cho đạt được yếu tố sinh vượng.

Mặt khác lại còn phải phối hợp được với yếu tố cát hung của vòng Phúc đức. Nếu được như thế là toàn mỹ. Trường hợp không đạt được như thế thì đối với cổng cửa cần lấy thần cát lâm môn làm trọng, các sao vòng Phúc đức làm khinh (nhẹ). Tức vẫn cần đạt được Lộc, Mã, Quý nhân lâm môn, còn nếu vì thế mà phạm vào vòng Phúc đức thì dùng bếp để yểm trấn mà hóa giải.

Chiều rộng cửa chính theo thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban đã trở thành công cụ xác định kích thước Dương trạch được nhiều gia đình sử dụng khi thiết kế và xây dựng nhà cửa. Với việc phân chia thước thành các cung màu đỏ và màu đen, ứng với thông số kích thước cụ thể, giúp cho việc lựa chọn kích thước cổng đẹp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Chiều rộng cửa chính được phân chia theo nhiều mẫu cửa với thiết kế cánh khác nhau

>>> Xem thêm: Phong thủy xây cổng nhà mang đến tài lộc cho gia đình bạn

Chiều rộng cổng nhà có ảnh hưởng quan trọng đến dòng sinh khí của ngôi nhà, việc lựa chọn kích thước chuẩn được xem là công cụ quan trọng để gia chủ để có thể tiếp cận với môi trường sống tốt, có nhiều vượng khí và may mắn.

Kích thước cửa được chúng tôi sử dụng là kích thước thông thủy (lọt sáng) chưa tính khuôn cửa.

Kích thước cổng nhà 1 cánh

Cổng đi 1 cánh mở quay là loại cổng thường gặp phổ biến.
Kích thước thông thủy (kích thước lọt sáng) được xem là đẹp nhất về phong thủy
có kích thước là rộng 81cm x cao 212cm. Khoảng xê dịch cho phép là:

+ Rộng: khoảng xê dịch cho phép dao động từ 80.5cm đến
81.8cm

+ Cao: khoảng xê dịch cho phép dao động từ 210.8cm đến
214.2cm

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Kích thước cửa cổng 1 cánh có kích thước chuẩn là 81x212cm

Trong một số trường hợp đặc biệt, kích thước Lỗ Ban
cho cửa cổng 1 cánh có thể có kích thước khác với kích thước tiêu chuẩn như:

+ Rộng 69cm x cao 232 cm

+ Rộng 106cm x cao 198cm (trường hợp này do kích thước
không cân đối về chiều rộng cũng như chiều cao cho nên cửa 1 cánh thường bị xệ)

Kích thước cổng nhà 2 cánh

Với thiết kế cửa cổng 2 cánh thì kiểu dáng thiết kế cửa có sự linh hoạt trong kiểu dáng và cách bố trí vận hành mở cửa. Một số mẫu cửa cổng 2 cánh được sử dụng nhiều đó chính là cửa cổng 2 cánh lệch (1 to và 1 nhỏ), với cửa cổng 2 cánh đẹp có kích thước cân bằng nhau.

Kích thước cửa cổng hai cánh lệch

Với thiết kế cửa cổng 2 cánh, một bên to, một bên nhỏ,
kích thước sử dụng thông thường của cửa 2 cánh lệch là:

+ Rộng 109cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của
chiều rộng là 105.5cm đến 109cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là
cánh 69cm + 40cm

+ Rộng 126cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng cổng nhà là 125cm đến 128.5cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 81cm + 45cm

Kích thước cửa cổng 2 cánh bằng nhau

Tìm hiểu thêm: Căn hộ phong cách Địa Trung Hải mang hơi thở tự do của biển cả

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban
Mẫu cửa 2 cánh bằng nhau

Cửa cổng với kích thước 2 cánh bằng nhau được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình nhà ở như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, biệt thự, … Kích thước thông thủy phổ biến cho cửa cổng 2 cánh này đó là:

+ Rộng 126cm x cao 212cm

+ Rộng 133cm x cao 212cm

+ Rộng 153cm x cao 212cm

+ Rộng 176cm x cao 212cm

+ Rộng 126cm x cao 232cm

+ Rộng 133cm x cao 232cm

+ Rộng 153cm x cao 232cm

+ Rộng 176cm x cao 232cm

Kích thước cửa cổng 4 cánh

Kich thước cửa 4 cánh được nhiều mẫu biệ thự hiện đại,
biệt thự nhà vườn, biệt thự Tân cổ ưa chuộng. KÍch thước cửa 4 cánh có chiều rộng
các cánh khá lớn hơn sơ với mẫu cửa 1 cánh và 2 cánh. Kích thước thông thủy phổ
biến của mẫu cửa này đó là:

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

Mẫu cửa 4 cánh đẹp mắt và hiện đại cho các mẫu nhà đẹp 2 tầng

Kích thước cửa cổng 4 cánh lệch nhau

Cửa 4 cánh mở quay, 2 cánh chính và 2 cánh phụ, kích
thước lệch nhau

+ Rộng 176cm x cao 212cm

+ Rộng 176cm x cao 232cm

+ Rộng 176cm x cao 256cm

+ Rộng 211cm x cao 212cm

+ Rộng 211cm x cao 232 cm

+ Rộng 211cm x cao 256cm

Kích thước cửa cổng 4 cánh bằng nhau

Cửa cổng 4 cánh bằng nhau thường được sử dụng cho những
nhà có mặt tiền rộng, hoặc những mẫu nhà ống muốn có diện tích đón sáng rộng.

+ Rộng 236cm x cao 212cm

+ Rộng 255cm x cao 232cm

+ Rộng 262cm x cao 256cm

+ Rộng 282cm x cao 282cm

Những thông số kích thước này được xem là đẹp với thước Lỗ Ban, tuy nhiên việc xác định chiều rộng cổng nhà bao nhiêu thì tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Những lưu ý khi lựa chọn chiều rộng của cổng nhà

Không phải lúc nào kích thước chuẩn theo tra thước lỗ ban cửa cổng cũng được xem là đẹp. Nó chỉ đẹp thực sự khi có sự phù hợp với không gian sử dụng và có sự cân đối cũng như cân chỉnh kích thước chung.

Chiều rộng cổng nhà theo chuẩn thước Lỗ Ban

>>>>>Xem thêm: Cách hóa giải phong thủy cầu thang hướng vào bếp

Chiều rộng cổng nhà – Khi thiết kế cửa cổng cần phải chú ý đến nhiều kiêng kỵ

Kích thước cổng cần bố trí cân đối với kích thước cửa
chính

Khi thiết kế chiều rộng cổng nhà ngoài việc chú trọng đến kích thước chuẩn thước Lỗ Ban thì thiết kế chiều rộng cổng nhà phải phù hợp với kích thước của cửa chính. Sự cân đối và hài hòa về kích thước luôn là nguyên tắc thiết kế và lựa chọn diện tích của cửa cần phải tuân thủ chặt chẽ.

Vị trí đặt cổng tránh xung sát với ngoại hình

Để đảm bảo cổng phong thủy hợp lý, chúng ta không chỉ cần quan tâm đến kích thước mà còn cần quan tâm đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng và đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng nên được đặt ở vị trí tạo ra vượng khí, dễ dàng cho việc di chuyển và tránh các yếu tố xung sát từ bên ngoài như các góc nhọn của nhà đối diện, cột điện, cây cổ thụ hay các hướng giao thông giao cắt gây bất lợi cho việc vào ra nhà.

Không thiết kế lối đi từ cổng vào nhà quá hẹp

Nếu lối đi quá hẹp hoặc bị cây cối rậm rạp che khuất tầm
nhìn thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Nếu như có sự mất cân đối này
thì có thể khắc phục bằng cách mở rộng thêm lối đi hoặc không trồng cây to trước
lối đi vào nhà.

Thiết kế cửa cổng chú trọng đến kích thước và hướng cổng
theo phong thủy

Khi thiết kế cửa cổng thì nên vận dụng quy luật âm
dương ngũ hành để lựa chọn kiểu dáng cửa cổng cho ngôi nhà. Ngũ hành phân chia
theo 5 mệnh, mỗi cung mệnh nên lựa chọn cửa cổng theo hướng như sau:

+ Gia chủ mệnh Hỏa không nên xây cổng hướng Bắc, bởi
hướng Bắc thuộc hành Thủy, mà Thủy khắc Hỏa, cho nên sẽ không tốt cho mệnh Hỏa

+ Gia chủ mệnh Kim không nên xây cổng hướng Nam, bởi
hướng Nam thuộc hành Hỏa, mà Hỏa khắc Kim cho nên sẽ không tốt cho mệnh Kim

+ Gia chủ mệnh Thủy không nên xây cổng hướng Đông Bắc
và Tây Nam, bởi hướng Đông Bắc và Tây Nam thuộc hành Thổ, mà Thổ khắc Thủy cho
nên sẽ không tốt cho mệnh Thủy

+ Gia chủ mệnh Mộc không nên xây cổng về phía Tây Bắc
và phía Tây, bởi hướng Tây Bắc và Tây thuộc hành Kim, mà Kim khắc Mộc cho nên sẽ
không tốt cho mệnh Mộc.

+ Gia chủ mệnh Thổ không nên xây cổng về phía Đông Nam
và Đông, bởi hướng Đông Nam và Đông thuộc hành Mộc, mà Mộc khắc Thổ cho nên sẽ
không tốt cho mệnh Thổ

Hy vọng với những thông tin về kích thước chiều rộng cổng nhà này sẽ giúp cho các bạn những thông tin khoa học để có thể lựa chọn được kích thước chuẩn và biết cửa cổng rộng bao nhiêu là đẹp. Từ đó giúp cho hình khối ngoại thất cũng như kiến trúc không gian của ngôi nhà có sự hài hòa và tính thẩm mĩ cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *