Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Rate this post

Hiện nay những mẫu thiết kế phòng khách kiểu Nhật Bản đang được nhiều chủ đầu tư yêu thích. Một trong những món đồ nội thất không thể thiếu ở không gian phòng khách chính là bàn ghế kiểu Nhật. Những bộ bàn ghế đặc trưng khiến không gian phòng khách của ngôi nhà bạn trở nên nhã nhặn, lịch sự và độc đáo. Chúng ta có thể tận hưởng được không gian yên bình, thư thái của những ngôi nhà Nhật mà không cần phải đặt chân đến đó. Nếu các bạn cũng yêu thích không gian phòng khách của “xứ sở hoa anh đào” này thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Các giai đoạn phát triển vượt bậc trong lịch sử của kiến trúc Nhật Bản

Trải dài qua các giai đoạn phát triển trong lịch sử, kiến trúc Nhật Bản cũng đã theo dòng thời gian mà có những biến chuyển nổi bật. Tinh thần dân tộc và nét tinh hoa độc đáo trong văn hóa của người dân xứ mặt trời mọc luôn được thể hiện trong lối kiến trúc ở từng thời kỳ.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Các giai đoạn phát triển vượt bậc trong lịch sử của kiến trúc Nhật Bản

Quay trở về với năm thứ 7 TCN, kiến trúc Nhật Bản vẫn còn mang nét mộc mạc đơn sơ và hầu như không có sự khác biệt quá nhiều trong kiến trúc giữa các địa phương, những ngôi nhà sàn đất, được dựng bằng gỗ là hình ảnh đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản trong thời kỳ đó. Năm 660 sau CN, bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Triều tiên sử dụng những vật liệu gỗ, đá trong thiết kế. Tuy vậy, với các đặc điểm về địa chất nền không phải loại đá nào cũng có thể đưa vào xây dựng, vì vậy trong thời kỳ này gỗ thường được ưu tiên sử dụng hơn.

Thời kỳ Heian là sự tiếp nối những tinh hoa của giai đoạn kiến trúc Nara và Asuka, đây là 2 giai đoạn nở rộ trong văn hóa nghệ thuật của nước Nhật. Trong thời kỳ Kamakura và Muromachi, các kiến trúc mang nét đơn giản đặc trưng của một nền văn hóa mang đậm tinh thần chiến binh Samurai. Kiến trúc nổi bật trong thời kỳ này chính là Shofuku-ji là ngôi đền được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và cũng là ngôi đền lâu đời nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến nay sau khi chứng kiến những thăng trầm của lịch sử.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản độc đáo đã hấp dẫn nhiều du khách

Cho đến giai đoạn cận hiện đại, do ảnh hưởng bởi thế chiến thứ 2 nên nền kiến trúc của nước Nhật có mang một chút hơi thở của phương Tây điển hình là các loại vật liệu như xi măng, kim loại xuất hiện và được đem vào sử dụng trong thiết kế.

Những đặc điểm của phòng khách kiểu Nhật Bản

Những đường nét vuông vắn được sử dụng trong không gian phòng khách là nét đặc trưng trong phong cách thiết kế phòng khách kiểu Nhật Bản. Căn phòng với những đường nét kiến trúc gãy gọn vô cùng gọn gàng càng nêu lên đúng tinh thần đề cao lối sống tối giản của người Nhật.

Cửa trượt bằng gỗ (Shoji)

Đối với phòng khách phong cách Nhật, cửa trượt bằng gỗ (shoji) là một trong những những điểm nổi bật vô cùng quan trọng và không thể thiếu để tạo nên một không gian truyền thống. Sử dụng cửa trượt cho phòng khách giúp tiết kiệm không gian và vô cùng thuận tiện khi sử dụng.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Cửa trượt Shoji là một trong những những điểm nổi bật vô cùng quan trọng

Màu sắc đặc trưng

Trong ngôi nhà của người Nhật, phòng khách là không gian đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, họ thường chọn những gam màu tự nhiên, thân thiện như màu gỗ, màu gần với mặt trời, màu đất hay màu thảm cỏ xanh cho phòng khách của mình. Sự kết hợp tinh tế, hài hòa khi kết hợp các màu sắc đó với nhau mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng cho căn phòng.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Màu sắc đặc trưng trong thiết kế Nhật Bản là màu gỗ tự nhên

Tối giản hoá đồ nội thất tạo không gian thoáng đãng

Nhật Bản không chỉ được ngưỡng mộ với sự phát triển kinh tế và sự cần cù của con người nơi đây mà còn là sự phát triển nhanh về nhận thức, và dường như thiết kế của họ luôn đi trước thời đại. Khi phong cách tối giản hay đơn giản mới được coi trọng trong những năm gần đây thì phong cách này đã là lối thiết kế quen thuộc của Nhật Bản.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Tối giản hoá đồ nội thất tạo không gian thoáng đãng

Cách thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật rất đáng để học hỏi. Đồ gỗ nội thất dùng trong phòng tiếp khách của họ khá thấp và đơn giản. Hạn chế tối đa sử dụng đồ đạc trong phòng, thay vào đó là dùng nhiều nệm ngồi để tạo sự thoải mái khi trò chuyện trong phòng khách.

Sử dụng chất liệu gần gũi thiên nhiên

Những loại vật dụng chất liệu bằng gỗ luôn luôn được lựa chọn sử dụng trong thiết kế phòng khách kiểu Nhật Bản. Màu sắc tươi sáng cùng những đường vân bắt mắt làm tăng thêm tính thẩm mỹ trong thiết kế phòng khách.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Đồ nội thất sử dụng vật liệu thân thiện với thiên nhiên

Đối với chất liệu gỗ trong phòng khách kiểu Nhật Bản, luôn có những ưu điểm sử dụng đem đến sự thuận tiện cho người dùng như khả năng cách nhiệt, cách âm tạo một không gian ấm áp và riêng tư cho gia chủ. Bên cạnh việc sử dụng gỗ cho phòng khách thì còn có thể bố trí thêm cây cảnh vào không gian để tạo sự cân bằng và hài hòa. Sắc xanh của thực vật giúp thanh lọc không khí và đem đến nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.

Bàn trà thấp là đặc trưng của Nhật Bản

Đa dạng về kiểu dáng, loại hình, chất liệu nội thất nhưng bàn trà thấp vẫn luôn là một điểm nhấn đặc biệt và ấn tượng trong những thiết kế nội thất phòng khách của đất nước này. Từ phong cách truyền thống, hiện đại hay đơn giản thì người Nhật luôn hướng đến sự sạch sẽ, trật tự, tiện ích và tự nhiên nên khi vận dụng phong cách này trong thiết kế nhà ở của người Việt luôn mang lại những hiệu quả trong việc sử dụng.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Bàn trà thấp là đặc trưng của Nhật Bản

Trong phòng khách kiểu Nhật truyền thống của người nhật rất ít khi xuất hiện ghế ngồi, một chiếc bàn gỗ thấp đặt ngay giữa trung tâm căn phòng  kết hợp với các chiếc gối đệm mềm được đặt xung quanh cũng đủ để tạo một không gian vô cùng tinh tế và trang nhã .

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Ghế sofa trong phòng khách Nhật phong cách hiện đại

Trong thiết kế hiện đại đối với phòng khách phong cách Nhật Bản, có thể sử dụng ghế sofa chân thấp thay cho đệm lót, những chiếc ghế sofa mang nét đẹp của phong cách hiện đại lại có thiết kế chân thấp sẽ tạo sự vừa tầm so với bàn trà vô cùng thuận tiện và thu hút.

Chiếu Tatami ‘đông ấm hè mát’

Người dân Nhật Bản vẫn duy trì thói quen sử dụng chiếu thay cho thảm lót trong trang trí phòng khách, đặc biệt những chiếc chiếu Tatami thường hay xuất hiện trong không gian phòng khách tại các căn hộ Nhật Bản.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Chiếu Tatami ‘đông ấm hè mát’

Chiếu Tatami gồm 3 bộ phận: lõi chiếu, bao chiếu và viền chiếu. Những tấm chiếu Tatami có phần lõi được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau có khả năng đàn hồi tốt, tạo cảm giác êm ái khi đi trên đó. Người Nhật có thói quen bỏ dép khi vào nhà, chiếu Tatami có thể đáp ứng được nhu cầu đó kể cả khi trời lạnh hay nóng. Vì được làm từ các sợi rơm ép lại với nhau, có khả năng trao đổi khí và độ ẩm với môi trường xung quanh, giúp cho chiếu Tatami mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngày nay, có thể dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm tự nhiên để tăng độ bền và khả năng cách nhiệt của chiếu.

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

Thiết kế phòng khách kiểu Nhật tinh tế và tiện lợi

Không giống như những căn phòng rộng lớn với những điểm nội thất xa hoa trong phong cách cổ điển hay những vật dụng nội thất sắc màu rực rỡ trong phong cách Scandinavian, trong phòng khách kiểu Nhật Bản , các vật nội thất hầu như đều bị hạn chế, chỉ ưu tiên lựa chọn những vật dụng quan trọng có tính ứng dụng cao.

Tìm hiểu thêm: Nhà ống 1 tầng mặt tiền 7m với phối cảnh độc đáo và mới lạ

Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Đồ nội thất xinh xăn mang tới không gian phòng khách Nhật Bản hài hòa nhất
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Chủ nhà sáng tạo biến cành cây khô thành nơi treo đèn.
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
hiết kế nội thất của Nhật luôn khác biệt nhờ sự đơn giản, thanh lịch. Bạn có thể học tập phong cách này để áp dụng cho những ngôi nhà hiện đại của mình.
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Phòng khách trở nên riêng biệt nhờ sàn nhà được nâng cao, trải chiếu tatami.
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Hạn chế độ nội thất đảm bảo về sự tiện nghi và sự tinh tế
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Màu sắc của nhà thường gần gũi với thiên nhiên như đất, cát, gỗ, cây xanh. Các sắc độ trung tính cũng được sử dụng phổ biến giúp tạo không gian bình yên, thư thái.
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Văn hóa thưởng trà là nét truyền thống của đất nước mặt trời mọc
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Với các nhà chật, trần không cao, kiểu bàn ghế thấp giúp không gian được thoáng đãng hơn.
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản
Đơn giản trong thiết kế nội thất, phòng khách phong cách Nhật Bản ấn tượng
Đặc trưng trong thiết kế nội thất phòng khách kiểu Nhật Bản

>>>>>Xem thêm: Dạo quanh 5 mẫu nhà vườn miền Tây đẹp như thơ

Đặc điểm chung của các căn phòng Nhật là tạo ra các khung cửa sổ, cửa ra vào lớn bao quanh.

Đối với việc sử dụng ánh sáng cho phòng khách cũng vậy, bố trí phòng khách gần ban công hoặc gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên  đồng thời cũng sẽ giúp làm ấm cho không gian cả căn phòng. Ngoài ra để tăng thêm độ sáng cho căn phòng, bạn cũng có thể sử dụng thêm đèn phong khách với thiết kế đơn giản.

Phòng khách phong cách Nhật Bản ngày càng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo trong thiết kế nội thất chung cư ở Việt Nam. Những ai yêu thích sự tối giản và tinh tế của không gian phòng khách kiểu Nhật thì có thể cân nhắc đến phong cách này vì nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố tối giản và thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *