Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn

Rate this post

Đã bao giờ bạn thắc mắc: “Những ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng bạn thường thấy trên nghĩa là gì?”. Các ký hiệu thang máy trong bản vẽ có nội dung gì? Để tìm câu trả lời đúng đắn, WEDO mời bạn tham khảo nội dung bên dưới!

Bạn đang đọc: Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn

Giải mã ký hiệu thang máy trong cabin bản vẽ mặt bằng

Thông thường, các ký hiệu thang máy trên cabin sẽ được quy định và thống nhất chung để người dùng dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, giữa các loại thang máy như thang máy gia đình; thang máy tại các tòa nhà, trung tâm thương mại… sẽ có những ký hiệu, chữ viết tắt riêng biệt. Các khu vực khác nhau như Châu Âu, Châu Mỹ,… cũng có cách bố trí và ký hiệu không giống nhau.

Để giúp bạn đọc hiểu đúng ý nghĩa của các ký hiệu và sử dụng thang máy cho nhà đẹp chính xác. Dưới đây chúng tôi xin được liệt kê các loại ký hiệu, chữ viết tắt thường thấy trên cabin thang máy:  

Ký hiệu bên trong cabin thang máy

Các ký hiệu bên trong của cabin thang máy đều rất dễ hiểu và dễ sử dụng. Chúng thường được thiết kế bên tay phải để thuận mắt với đa số người dùng. 

Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn

Các ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng và trên cabin sẽ được quy định và thống nhất chung để người dùng dễ dàng sử dụng

Các ký hiệu thang máy cơ bản có trong cabin thang máy gồm:

Nút OL(overload): báo hiệu quá tải, thể hiện qua màn hình hiển thị. Lúc này cần giảm bớt số lượng người hoặc đồ vật để đảm bảo an toàn.

Nút Interphone hoặc Alarm: dùng để liên lạc ra bên ngoài nếu thang máy gặp sự cố đột xuất.

Trong trường hợp nếu cần dừng thang khẩn cấp, người trong thang có thể ấn nút Estop trong bảng điều khiển (nếu có).

Nút chuông (màu vàng) là nút chuông báo có người đang trong thang máy hoặc có tình huống bất ngờ xảy ra trọng thang máy.

Nút điện thoại (màu đỏ) là nút gọi điện ra bên ngoài nhằm liên lạc để biết tình trạng người trong thang như thế nào.

Nút ◄►: Đây là ký hiệu mở cửa hoặc giữ cửa. Thường sử dụng để bắt thang máy mở cửa đợi người ra/vào hết. Hoặc giữ nút để đưa hàng hóa, vật dụng vào bên trong cabin.

Nút ►◄: trái ngược với nút bên trên, đây là nút ký hiệu đóng cửa nhanh. Trong trường hợp cần thang máy đóng cửa nhanh hơn có thể nút này để yêu cầu.

Các nút gọi tầng: 1,2,3,…. Tùy theo số tầng bao nhiêu mà có các số tương ứng. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, số 13 được quan niệm là không may mắn. Do vậy, thường sẽ được thay thế bằng số 12A.

Nút bấm G (ground floor), E, 0, M là ký hiệu các tầng trên tầng hầm rồi đến các tầng trên như: 1, 2…

L(Lobby), B1, B2(Basement),…: ký hiệu các nút ở tầng hầm.

Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn

Ký hiệu thang máy

Ký hiệu bên ngoài cabin thang máy

Bên ngoài cabin thang máy thường setup rất tối giản với 2 nút cơ bản là:

(▲)- yêu cầu đi lên và (▼)- yêu cầu đi xuống.

Khi đi thang máy, vài người có thói quen ấn liên tục nút thang máy với mong muốn thang mở cửa nhanh chóng. Song điều này là không nên làm, chỉ nên bấm 1 lần cho đèn sáng để tránh tình trạng thang máy bị lỗi hệ thống điều khiển.

Các ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & trên bảng điều khiển ít xuất hiện

Ký hiệu thang máy tại siêu thị, chung cư, tòa nhà văn phòng

Tại các thang máy ở tòa nhà chung cư, siêu thị sẽ xuất hiện các ký hiệu thang máy như sau:

1–n: Số tầng tương ứng

B–basement: Ký hiệu của tầng hầm.

R (hoặc RT) – rooftop: Ký hiệu của tầng thượng.

MB – motorbike: Ký hiệu tầng để xe máy.

P–parking: Ký hiệu tầng để xe.

G–ground: Ký hiệu của tầng trệt.

Các nút đặc biệt 3A, 12A, 12B thay thế cho các tầng số  4, 13,14.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Sơn nhà bao lâu thì ở được?

Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn
Ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng

Ký hiệu thang máy tại khách sạn

Ký hiệu thang máy khách sạn cao cấp thường có thêm các ký hiệu thể hiện dịch vụ và khu vực cơ bản thường đi đến: 

1-n: nút gọi số tầng 

G- ground: Tầng trệt.

R – restaurant: Nhà hàng.

L – Lounge hoặc Lobby: Sảnh chờ.

UL – upper lobby: Sảnh trên.

LL – lower lobby:Sảnh dưới.

UG – upper ground: Tầng lửng.

B – basement: Tầng hầm.

Garage: Tầng để xe.

Các ký hiệu thang máy khác trong bản vẽ mặt bằng

Bản vẽ thiết kế thang máy là một phần đặc biệt quan trọng giúp gia chủ nắm rõ được chính xác kích thước để lựa chọn và lắp đặt.

Các ký hiệu trong bản vẽ như sau:

HH: Chiều cao của cửa (chính là chiều cao của cửa thang máy)

R1,R2: Điểm tiếp xúc trên cùng của thang máy

R3,R4: Ký hiệu của giảm chấn và đối trọng

OH (Overhead): ký hiệu tầng trên cùng của thang máy, có nhiệm vụ giữ thang máy ở trạng thái trên cùng của tòa nhà.

Tổng chiều cao hố: Tổng chiều cao của cả công trình thang máy, được tính từ đáy hố PIT đến đỉnh của móc treo cáp tải hoặc phòng máy 

Hành trình: Quãng đường di chuyển của thang.

Tầng thấp nhất: Tầng đầu tiên nơi mà thang máy xuất phát, bên trên hố PIT.

Tầng cao nhất: Tầng cuối cùng và cao nhất mà thang di chuyển tới

Các thông số như 2300, 2400: Chiều cao khuôn bao

Hiểu rõ ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng & thực tiễn

>>>>>Xem thêm: Nhà 2 tầng mái nhật 4 phòng ngủ đầy đủ công năng

Bản vẽ thiết kế thang máy là một phần đặc biệt quan trọng giúp gia chủ nắm rõ được chính xác kích thước để lựa chọn và lắp đặt

>> Có thể bạn quan tâm: Hiểu đúng ký hiệu vật liệu trong bản vẽ kỹ thuật

Các ký hiệu thang máy xuất hiện gồm:

AA: Chiều dài của toàn cabin.

AH: Chiều dài hố thang.

BB: Chiều rộng toàn cabin.

BH: Chiều rộng hố thang.

JJ: Độ rộng của cửa cabin khi được mở ra.

AA×BB: Diện tích toàn cabin.

AH×BH:Diện tích toàn hố thang.

Như vậy, bằng việc biết được ký hiệu thang máy trong bản vẽ mặt bằng là bạn đã có thể đọc – hiểu bản vẽ một cách khá dễ dàng. Từ đây bạn có thể dễ dàng giám sát thang máy thực hiện đúng theo bản vẽ đã đề ra. WEDO hẹn gặp bạn trong bài viết sau!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *