Học thiết kế nội thất đang trở thành một trong định hướng nghề nghiệp hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Bởi những năm gần đây, thiết kế nội thất đang dần khẳng định mình và có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên không phải ai cũng hợp với ngành này, bởi chỉ đam mê thôi là chưa đủ, nó còn thêm những kỹ năng cơ bản khác nữa.
Bạn đang đọc: Học thiết kế nội thất và những điều cần biết trước khi bắt đầu
Hãy bỏ túi những thông tin liên quan cần thiết sau trước khi quyết định ” dấn thân ” vào ngành bạn nhé!
Contents
Tổng quan về ngành thiết kế nội thất
Với bất cứ ngành nghề nào kể cả việc học thiết kế nội thất là làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, chúng ta phải biết được khái niệm và có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này.
Thiết kế nội thất là một bộ phận vô cùng quan trọng, không thể tách rời ra khỏi ngành kiến trúc. Đơn giản là vì, một công trình dù có quy mô đồ sộ đến cỡ nào, độc đáo ra sao thì cũng mất đi phần nhiều giá trị nếu như thiết kế nội thất không đẹp. Bởi thế mới có sự so sánh rằng, kiến trúc là phần thể xác của công trình, còn thiết kế nội thất là tâm hồn của công trình đó. Nó góp phần làm cho công trình thêm phần ấn tượng và cuốn hút. Nó không chỉ mang lại cái đẹp cho căn nhà hay căn phòng mà còn góp phần tạo nên yếu tố tâm linh và phong thủy. Bởi thế nên thiết kế nội thất không chỉ được các chủ đầu tư xem trọng mà nó còn khiến gia chủ rất quan tâm và để ý.
Hiểu đơn giản, học thiết kế nội thất chính là việc học làm sao để sắp xếp và phân khu chức năng cho các thiết bị nội thất sao cho tiện lợi, bố cục màu sắc hài hòa tạo nên một bức tranh tổng thể sinh động và tinh tế. Đó là một không gian sống thoải mái, thuận tiện cho mọi thành viên trong gia đình. Vậy nên thiết kế nội thất chính quy tụ của tất cả các yếu tố nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
Học thiết kế nội thất có cần tố chất không?
Câu trả lời là có! Bất kể một ngành học nào, ngoài hành trang kiến thức, bạn cũng phải có những năng khiếu nhất định. Đó là:
Kỹ năng hội họa
Đây là một trong số những tiêu chí đầu tiên để quyết định xem bạn có theo đuổi đúng ngành học không. Nếu như các ngành kế toán, tài chính đòi hỏi sự nhanh nhạy với các con số thì khả năng thẩm mỹ lại là yêu cầu với ngành học thiết kế nội thất. Bởi với mỗi không gian, nếu như bạn không có khả năng hội họa thì liệu bạn có thể sắp xếp bố cục từng bộ phận hài hòa để lắp ráp thành một khối hoàn chỉnh không?
Thiết kế nội thất được đánh giá là ngành nghệ thuật có tính thực tiễn và ứng dụng cao. Nên để lĩnh hội được ngành này, bạn không chỉ cần tư duy nhạy bén, óc sáng tạo không ngừng mà bạn cần có khả năng logic cực tốt nữa.
Kỹ năng tiếp thu công nghệ
Như đã đề cập ở trên, học thiết kế nội thất không chỉ là một ngành nghệ thuật mà còn là một ngành khoa học kỹ thuật. Vậy nên, khả năng hội họa thôi là chưa đủ, bạn cũng cần bổ sung thêm kiến thức liên quan đến kỹ thuật. Đặc biệt là kiến thức liên quan đến ngành xây dựng. Ví dụ như: kích thước vật liệu, kết cấu điện nước ra sao… có phù hợp với không gian tổng thể không? Có an toàn không?
Bạn đừng hiểu nhầm, đây là ngành học mang tính lãng mạn bay bổng bởi nó cần tư duy tính toán logic rất cao. Tuy nhiên thông thường, người có thiên hướng nghệ thuật thường không giỏi tính toán cho lắm. Bởi vậy, để dung hòa 2 yếu tố này bạn cần trải qua thực tiễn, đó là trau dồi từ chính những công trình thực tế. Do đó, học thiết kế nội thất hoàn toàn không phải một ngành nghệ thuật lãng mạn trên mây trên gió mà còn là ngành đòi hỏi sự tính toán logic rất cao. Tuy nhiên, thông thường, những người có thiên hướng nghệ thuật cao lại không giỏi tính toán và ngược lại. Chính vì vậy, để tổng hòa được cả hai yếu tố này với nhau, các kiến trúc sư phải thực sự trải qua những công trình thực tế, trau dồi khả năng thì mới có thể hoàn thiện bản thân cho các bước phát triển về sau được.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng
Đọc đến đây có thể có nhiều ý kiến cho rằng: ” Liệu có nhầm lẫn không khi liệt kê nó trong danh sách này không? “. Tuy nhiên bạn có thể tư duy một chút để hiểu vấn đề nhé. Thiết kế nội thất là một ngành dịch vụ, đối tượng cuối cùng vẫn là khách hàng. Để có thể đưa thiết kế của mình vào thực tiễn thì cần cái gật đầu của khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp thiết kế nhà 3 phòng ngủ đa dạng phong cách
Việc nắm được tâm lý khách hàng là điều cực kỳ quan trọng. Vậy nên ngoài kỹ năng chuyên ngành thì kỹ năng mềm cũng là một trong những yếu tố giúp bạn sớm thành công trong sự nghiệp đấy.
Học thiết kế nội thất – Cần phải học những gì?
Đóng vai trò là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất ở Việt Nam, WEDO xin dành cho bạn một vài gạch đầu dòng kinh nghiệm sau:
– Hãy đầu tư quỹ thời gian của mình cho việc sử dụng thực sự nhanh Autocad, học thiết kế nội thất bằng sketchup, 3Ds Max, Vray, shop,..
– Hãy cho mình khả năng dựng hình nhanh, chuẩn, tính bố cục nắm rõ
– Không chỉ thực hành nhuần nhuyễn những phần mềm phục vụ riêng cho ngành mà “skill” Photoshop của bạn cũng phải đạt mức độ điêu luyện. Đây sẽ là điều kiện giúp bạn mang lại tấm vé ” vàng ” cho bạn để có cơ hội góp mặt tại những công ty nội thất hàng đầu.
– Luyện tập nhìn thực tế để hiểu rõ về sự tương tác của ánh sáng và chất liệu, việc lưu tâm đến hình dạng, độ sâu của bóng tối giúp khả năng tạo hình của bạn chuẩn xác hơn.
– Và điều quan trọng hơn cả là: Hãy hạn chế lý thuyết sáo rỗng để dành thời gian cho thực hành. Có thể bạn nắm lý thuyết khá chắc, nhưng lý thuyết là ở trong đầu, còn kết quả lại nằm ở phần triển khai. Chẳng ai đánh giá cao trình độ của bạn nếu như kết quả của bạn lại chẳng có gì đáng chú ý. Đúng không nào?
Học thiết kế nội thất sau sẽ làm gì?
Nhân viên thiết kế nội thất chính là những nghệ nhân ” thổi hồn ” vào từng tác phẩm nghệ thuật sao cho tác phẩm ấy vừa đẹp vừa có tính ứng dụng cao. Nói văn hoa là thế nhưng hiểu một cách đơn giản nhất, đây là công việc cơ bản của một nhà thiết kế nội thất:
>>>>>Xem thêm: Thiết kế căn hộ studio 20m2 ngập nắng và tình yêu
– Lắng nghe và phân tích yêu cầu, mục đích của từng khách hàng
– Phác thảo không gian mẫu 2D, 3D
– Chọn màu sắc, chất liệu
– Chọn và chỉ định cách bố trí nội thất cho từng không gian…phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe và độ bền vững.
– Chuẩn bị tài liệu thiết kế bao gồm các kế hoạch, đánh giá, các đặc tả và công việc chi tiết.
– Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như kiến trúc sư, thợ điện, thợ cơ khí và các nhà tư vấn chuyên môn
– Giám sát việc thi công thực hiện dự án ( nếu có)
Lời kết
Hy vọng những kiến thức trên đây từ WEDO sẽ giúp bạn phần nào có những định hướng nghề nghiệp. Chúc các bạn sớm phát triển và tỏa sáng trong lĩnh vực này!