Bạn đang băn khoăn không biết có nên sử dụng gạch kính lấy sáng cho ngôi nhà của mình hay không. Loại gạch này có ưu điểm và nhược điểm gì, thi công như thế nào. Mọi thắc mắc liên quan đến loại gạch này sẽ được Blognhadep.edu.vn giải đáp chi tiết dưới đây, quý khách hàng có thể tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách lựa chọn và lắp đặt gạch kính lấy sáng cho mọi gia đình
Contents
Gạch kính lấy sáng là gì?
Gạch kính lấy sáng còn có tên gọi khác như: Gạch kính thủy tinh, khối thủy tinh, gạch kiếng, glass block. Gạch kính lấy sáng đang là cái tên thông dụng trong ngành xây dựng và được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn.
Gạch kính lấy sáng được tạo thành từ một khối thủy tinh có nhiều đặc điểm ưu việt như: Cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước tốt. Bên cạnh đó, nguyên liệu của loại gạch này rất thân thiện với môi trường và phù hợp với nhiều không gian trong gia đình.
Gạch kính lấy sáng hiểu đơn giản đó là loại gạch sử dụng chất liệu kính, có tác dụng lấy ánh sáng cho không gian trong nhà ví dụ như nhà tắm, cầu thang, phòng khách… Loại gạch này thân thiện với môi trường và dễ dàng tạo không gian như mong muốn khi sử dụng.
Đặc điểm của gạch kính lấy sáng
Nắm được đặc điểm của loại gạch kính lấy sáng này, bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho không gian của gia đình.
Ưu điểm gạch kính lấy sáng
Không phải ngẫu nhiên cái tên”gạch kính lấy sáng” lại nổi trội như hiện nay. Bởi chính những ưu điểm mà loại gạch này mang lại sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp cũng như đa dạng hơn trong việc áp dụng vào thực tế.
Thứ nhất: Khả năng lấy và khuếch tán ánh sáng tự nhiên khi sử dụng gạch kính lấy sáng. Tại sao loại gạch này có ưu điểm này đó là do bởi bên trong những viên gạch có một khoảng chân không với áp suất là 0,3 atm. Vì vậy khi sử dụng, sản phẩm này sẽ có khả năng để ánh sáng xuyên qua, tạo ánh sáng cho không gian. Vì vậy những căn phòng kín hoặc thiếu ánh sáng, bạn có thể sử dụng loại gạch này là giải pháp phù hợp.
Thứ hai: Tính thẩm mỹ cao. Loại gạch này không chỉ đảm bảo công năng sử dụng mà còn có tính thẩm mỹ cao với nhiều kiểu dáng đẹp từ màu sắc cho đến kích cỡ và kiểu dáng. Bạn có thể lựa chọn họa tiết khác nhau cho từng không gian như tường cong, gợn sóng hay thẳng trong ngôi nhà của bạn. Hoặc bạn có thể phối kết hợp cùng màu sắc của tường để tạo hiệu ứng ánh sáng cũng như màu sắc hài hòa nhất.
Thứ ba: Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng. Đặc điểm của khí hậu Việt Nam đó là nóng ẩm, vào mùa hè nhiệt độ rất cao, vì vậy làm thế nào để giảm nhiệt độ trong nhà là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Khi sử dụng gạch kính lấy sáng, bạn có thể giảm sức nóng của môi trường bên ngoài lên đến 52% so với kính thông thường. Ví dụ trong phòng vệ sinh,bạn có thể sử dụng loại gạch này mà không cần sử dụng đến rèm cửa nữa, như vậy sẽ rất tiết kiệm phải không.
Thứ tư: Tạo không gian thông thoáng và yên tĩnh. Không chỉ mang đến ánh sáng cho ngôi nhà của bạn mà gạch kính còn có tác dụng cách âm, tạo không gian yên tĩnh. Độ trong suốt của gạch kính không giới hạn tầm nhìn ra bên ngoài, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính riêng tư khi nhìn vào bên trong. Vì vậy việc sử dụng cho các không gian riêng tư như phòng ngủ hay nhà tắm là rất hợp lý.
Thứ năm: An toàn khi sử dụng. Tường được làm bằng gạch kính lấy sáng sẽ được lắp theo tiêu chuẩn giống như các bước tường khác, có tác dụng chống lại tác động từ môi trường bên ngoài nắng, gió, mưa… Vì vậy rất an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Thứ sáu: Trọng lượng nhẹ. Trọng lượng trung bình của gạch kính lấy sáng là 60 – 80kg/m2 , nhẹ hơn gạch thông thường trên thị trường hiện nay. Trọng lượng nhẹ vừa dễ dàng khi lắp đặt, sử dụng cũng như muốn thay đổi cũng không gặp khó khăn nào.
Thứ bảy: Vệ sinh và bảo trì dễ dàng. Đặc điểm của loại gạch này đó là không có tính chất kết dính, không bám bụi, vì vậy việc vệ sinh, lau chùi cũng như dọn dẹp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thậm chí nếu gạch vị rạn nứt hoặc vỡ, việc thay thế bằng một ly khác cũng đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều, không ảnh hưởng đến không gian chung mà vẫn tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà của bạn.
Nhược điểm gạch kính dùng lấy sáng
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, không chỉ gạch kính dùng lấy sáng mà bất cứ loại gạch nào cũng có nhược điểm riêng.
Đầu tiên đó là độ giòn của loại gạch này. Gạch kính lấy sáng mang đặc tính của thủy tinh, chất liệu chính tạo nên sản phẩm. Vì vậy nếu va đập mạnh sẽ gây dễ vỡ vì độ giòn của sản phẩm. Theo các chuyên gia cũng như kiến trúc sư xây dựng, khách hàng sử dụng sản phẩm gạch lấy sáng này không nên sử dụng cho những không gian quá cao và bị va đập mạnh thường xuyên, như vậy khả năng nứt, vỡ cao, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và thậm chí ảnh hưởng đến an toàn khi sử dụng.
Nhược điểm thứ hai của loại gạch này đó là màu sắc không đồng nhất. Như bạn đã tìm hiểu ở trên, gạch kính có nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn nhưng cũng là nhược điểm bởi sự khó khăn trong thiết kế. Màu sắc của các viên gạch trong từng lô khác nhau, thông thường sẽ có sự khác biệt khoảng 10 – 20%. Lời khuyên dành cho bạn đó là khi lựa chọn sản phẩm gạch lấy sáng, bạn nên mua dự trữ thêm số lượng gạch cần thiết để phòng rủi ro khi cần thay nếu cần thay đổi màu sắc cũng như thay thế những viên gạch bị hư hỏng.
Thứ ba đó là tạo đường ron lớn: Khi thi công gạch kính thường tạo thành đường ron rộng 1-2cm, lớn hơn so với đường ron thông thường. Do vậy, phải lựa chọn loại keo chà ron tốt và thi công rất cẩn thận sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thứ tư: Đòi hỏi thợ thi công tay nghề cao. Việc lắp đặt, ốp lát gạch kính cần được thực hiện bởi những người thợ lành nghề, am hiểu các đặc tính của gạch thì mới thi công chính xác, hiệu quả và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vị trí sử dụng gạch lấy sáng
Sử dụng gạch lấy sáng cho vị trí nào trong ngôi nhà của bạn. Những không gian dưới đây phù hợp với chất liệu này khi sử dụng, bạn có thể tham khảo khi trang trí cũng như thiết kế nội thất trong nhà nhé. .
Gạch kính lấy sáng cho cầu thang
Đầu tiên đó là cầu thang. Cầu thang khi sử dụng gạch lấy sáng sẽ mang đến không gian thông thoáng, không bị che khuất tầm nhìn của không gian trong nhà và bên ngoài. Đây là cách sử dụng gạch kính lấy sáng để tiết kiệm năng lượng cũng như thuận tiện đi lại cho các thành viên trong gia đình.
Thay vì sử dụng những chiếc rèm để che chắn, rèm là vật rất dễ bắt bụi nên thường xuyên phải giặt. Giờ đây, với gạch kính lấy sáng giếng trời, bạn chỉ cần thực hiện vài bước vệ sinh đơn giản là gạch sẽ sáng bóng.
Sử dụng cho vách ngăn
Gạch kính lấy sáng thường được dùng để tạo vách ngăn cho các khu vực như: nhà tắm, vách ngăn văn phòng, các quán bar… Dòng gạch này sẽ mang đến một không gian vừa cổ điển mà rất hiện đại giúp cho không gian cần trang trí trở nên sống động hơn. Đối với những không gian như này, thì gạch kính lấy sáng đồng tâm là sản phẩm luôn được người dùng tin tưởng và lựa chọn.
Trong buồng tắm
Nếu phòng tắm trong nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng gạch lấy kính để ngăn cách không gian này mà vẫn đảm bảo sự riêng tư khi sử dụng. Sử dụng gạch lấy sáng tạo vách ngăn cho phòng tắm và không gian bên ngoài, không bị bắn nước khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ. Đồng thời chất liệu này vẫn cho phép ánh sáng đi qua, giảm nhu cầu sử dụng điện và tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.
Ốp tường trong bếp nấu
Đặc tính chống bám dính biến gạch kính thành vật liệu ốp tường hoàn hảo cho góc nấu nướng. Mọi vết dầu mỡ, thức ăn bám trên tường bếp khi đó đều có thể được lau sạch dễ dàng chỉ với nước ấm và một chút xà phòng hay dung dịch tẩy rửa. Vì vậy loại gạch này có thể sử dụng ốp tường khu vực bếp khi nấu cũng rất tiện lợi khi sử dụng.
Lan can trong nhà
Lan can không chỉ đóng vai trò như hàng rào an ninh mà còn làm tăng giá trị cho ngôi nhà. Khi được dựng lên từ các viên gạch kính, lan can sẽ biến đổi hoàn toàn không gian, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thông thoáng và hiện đại hơn. Ngoài ra, bạn cũng không mất quá nhiều thời gian, công sức để vệ sinh lan can bởi gạch kính ít bị bám bụi.
Lưu ý khi chọn gạch kính lấy sáng cho ngôi nhà của bạn
Kích thước gạch kính lấy sáng
Kích thước là yếu tố đầu tiên bạn nên nắm được khi lựa chọn gạch kính lấy sáng cho ngôi nhà của gia đình bạn. Vậy kích thước nào phù hợp với mọi không gian.
Kích thước gạch kính có rất nhiều loại, thường rơi vào khoảng 195 x 195 x 100 mm. Thông thường, chúng được sử dụng làm gạch lát nhẹ. Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc hiện đại đã sử dụng chúng trong việc trang trí các tòa nhà. Để lấy ánh sáng và tăng thẩm mỹ, mang lại một không gian hoàn hảo cho không gian đó. Ngoài ra còn có các kích thước như sau để bạn tham khảo:
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 100×600 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 200×400 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 250×400 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 300×300 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 300×450 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 400×400 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 500×500 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 600×600 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 300×600 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 400×800 mm
Kích thước gạch kiếng lấy sáng loại 800×800 mm
Độ dày của gạch kính phổ biến là 8cm vì tường của các ngôi nhà ở Việt Nam thường là 10cm. Như vậy khi ốp vào sẽ không bị lệch cũng như độ khít hơn và đẹp hơn rất nhiều.
Lựa chọn gạch phù hợp không gian
Yếu tố thứ hai cần xem xét khi mua gạch kính đó là không gian bạn cần sử dụng chất liệu này. Bạn muốn dùng gạch kính trong phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp hay lan can… Bạn sẽ xây theo phong cách như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn loại gạch cũng như hoa văn phù hợp, dễ dàng và chính xác hơn.
Ví dụ với gạch lấy sáng cho phòng khách cần yếu tố thẩm mỹ, bền chắc và tính an toàn khi sử dụng. Hoặc nếu trong phòng ngủ cần sự cách âm tốt với không gian xung quanh. Hoặc nếu bạn sử dụng loại gạch này cho lan can ngoài ban công, bạn có thể lựa chọn những loại có hoa văn khác nhau để tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Màu sắc của gạch
Dòng gạch này có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên khi lựa chọn bạn cần cân nhắc yếu tố về màu sắc để có sự hài hòa nhất.
Ví dụ những không gian nhỏ hẹp cần sử dụng gạch kính lấy sáng, bạn nên lựa chọn những màu tươi sáng như: vàng, hồng,xanh biển nhạt, nâu nhạt… sẽ rất phù hợp. Những gam màu này giúp không gian nhỏ hẹp trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn rất nhiều.
Ngược lại nếu bạn thích không gian cá tính hoặc nổi trội, bạn có thể chọn gạch màu xám, xanh lá cây hoặc xanh biển đậm. Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc với nhau để tạo nên sự phong phú và đa dạng cho không gian sống của gia đình.
Nguồn gốc, xuất xứ
Từ những năm 1990, một loạt các công nghệ gạch thủy tinh hiện đại. Bao gồm các phương pháp lấy kính đã qua sử dụng, và tái tạo nó thành gạch. Đã dẫn đến sự hồi sinh của chúng, với các ứng dụng phổ biến, sàn và tường.
Hiện nay, loại gạch lấy sáng này có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Có loại gạch có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam (gạch Đồng Tâm)…. Mỗi xuất xứ khác nhau thì sẽ có sự chênh lệch nhất định về giá thành cũng như chất lượng sản phẩm. Trong đó, 3 loại gạch có xuất xứ từ Indonesia, Việt Nam, Thái Lan là được tin dùng hơn do chất lượng sản phẩm tốt.
Các mẫu gạch lấy sáng thông dụng hiện nay
Không gian đầu tiên bạn có thể sử dụng gạch kính lấy sáng đó là phòng khách. Phòng khách được xem là không gian trung tâm của mỗi gia đình, nơi cả gia đình quây quần bên nhau cũng như tiếp khách đầu tiên của bạn. Nếu căn phòng khách thiếu ánh sáng, bạn có thể sử dụng chất liệu gạch lấy sáng này.
Căn phòng khách đầu tiên được trang trí theo phong cách hiện đại với một bức tường sử dụng gạch kính lấy sáng. Ánh sáng được thu hút tự phía sau, tạo nên ánh sáng tổng thể cho căn phòng khách. Kết hợp ghế sofa màu xanh và màu hồng, thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ đã giúp căn phòng trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
Thay vì sử dụng một mảng tường lớn có kính lấy sáng, bạn có thể tách thành từng khung cửa nhỏ như thế này. Ánh sáng được tận dụng cho góc của phòng khách, vì vậy sẽ không gây bí bách hay khó chịu. Hơn nữa, diện tích của căn phòng khách không quá rộng, kiến trúc sư đã phối kết hợp cùng gam màu sáng để tôn lên vẻ đẹp hiện đại cho căn phòng.
Nếu bạn thích hiệu ứng ánh sáng màu, bạn có thể chọn kính lấy sáng nhiều màu sắc như thế này phối kết hợp với nhau. Những tấm gạch kính màu trắng, màu xanh lá cây, màu trắng với vân nổi được phối kết hợp với nhau, tạo không hiệu ứng ánh sáng hài hòa cho căn phòng.
Tìm hiểu thêm: Cách chọn mẫu gạch ốp nhà bếp đẹp – dễ vệ sinh
Phòng ngủ trang trí theo phong cách nhẹ nhàng, đơn giản với ánh sáng tự nhên và tông màu bắt mắt tạo nên không gian nghỉ ngơi riêng tư, thoải mái và ấn tượng cho gia chủ.
Ánh sáng được tận dụng khi kiến trúc sư đã kết hợp ban công và tường ốp gạch kính lấy sáng. Những ô gạch nhỏ xinh nhưng vẫn bắt mắt và hài hòa với tường màu trắng, tạo nên sự phối kết hợp tổng thể cho căn phòng.
Sử dụng gạch kính lấy sáng để ngăn cách không gian phòng ngủ với nhà vệ sinh, một ý tưởng hay và tiết kiệm phải không. Thiết kế như thế này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà vẫn giữ được sự thông thoáng cho không gian sống tổng thể trong ngôi nhà.
Phòng ngủ được ngăn cách với không gian bên ngoài nhờ thiết kế vách ngăn cong sử dụng gạch kính lấy sáng. Tông màu trắng kết hợp khung xanh nhẹ nhàng, căn phòng ngủ trở nên sáng, rộng rãi và thông thoáng hơn rất nhiều.
Giờ đây, phần tường ốp gạch bạn có thể thay thế bằng gạch kính lấy sáng đều được nhé. Vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên, vừa đảm bảo công năng sử dụng lại dễ dàng lau chùi. Kết hợp hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giúp căn bếp đẹp hơn rất nhiều đó.
Không gian phòng tắm luôn thông thoáng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ thiết kế gạch kính lấy sáng. Nếu bức tường này được xây kín sẽ rất bí bách và khó chịu phải không. Nhờ cách phối kết hợp này đã giúp căn phòng trở nên khang trang và lộng lẫy hơn rất nhiều.
Gạch kính dùng để ngăn cách không gian phòng tắm và không gian bên ngoài. Kết hợp gạch kính cùng gạch ốp tường, tạo không gian sang trọng và kín đáo khi sử dụng.
Hướng dẫn thi công gạch lấy sáng đẹp, đúng kỹ thuật
Gạch kính lấy sáng có hai tính năng cơ bản đó là lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì vậy việc lắp đặt sản phẩm được nhiều gia đình quan tâm. Dưới đây là các bước thực hiện khi thi công gạch lấy kính cho ngôi nhà của bạn.
Bước 1: Lựa chọn gạch lấy sáng phù hợp
Đầu tiên bạn nên lựa chọn gạch kính lấy sáng phù hợp với không gian cần thực hiện. Ví dụ bạn lựa chọn gạch kính có kích thước rộng sẽ giúp đón được nhiều ánh sáng tự nhiên và ngược lại. Những khối mỏng phù hợp với khu vực cửa sổ, bạn cũng có thể cân nhắc màu sắc và kết cấu khác nhau để lựa chọn cho phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh khu vực lắp đặt
Bước tiếp theo đó là vệ sinh khu vực bạn cần lắp đặt gạch kính. Việc vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn để việc thi công diễn ra thuận lợi, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau khi hoàn thiện.
Bước 3: Vẽ sơ đồ cho quá trình lắp đặt
Đặc điểm của loại gạch kính đó là không thể cắt giảm theo kích thước, vì vậy bạn nên có kế hoạch thực hiện bằng cách sử dụng toàn bộ khối. Tốt nhất, khoảng cách giữa các viên gạch, các bức tường, khung hoặc cửa sổ từ 0.6 – 1cm. Nếu gạch kính không thể lấp đầy không gian lắp đặt bạn có thể cho thêm gỗ hoặc các loại vật liệu khác phù hợp.
Bước 4: Trộn vữa và lắp đặt
Vữa là yếu tố để kết dính gạch với nhau, vì vậy khối lượng như thế nào, cách trộn ra sao cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, tỷ lệ giữa các vật liệu: 10kg bê tông, 10kg cát, keo ướt 0.3kg, nước 3kg trộn đều với nhau, theo từng lô phải trộn vữa khoảng 1 giờ đồng hồ, nếu để quá lâu vữa sẽ đóng cục và khó sử dụng, gây lãng phí.
Đặt khối đầu tiên, sau đó bay đủ vữa lên một mặt của khối tiếp theo để khi bạn đặt nó bên cạnh khối đầu tiên vữa được lấp đầy không gian giữa các khối với nhau. Thêm vữa chỉ một mặt của khối tiếp theo trong dòng.
Không gian giữa các khối cuối và tường, khung hoặc cửa sổ sẽ được lấp đầy với một giải mở rộng để phù hợp cho sự thay đổi của nhiệt độ.
Bước 5: Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối
Miếng đệm đảm bảo cho không gian giữa các khối đồng nhất và vữa ở các hàng trên không bị ép ra khỏi các hàng thấp hơn. Sử dụng đinh chữ T hoặc L để đảm bảo khoảng cách đều giữa các khối trên cùng một hàng hoặc giữa các hàng với nhau.
Bước 6: Gia cố kỹ càng để tăng khả năng chống chịu cho bức tường
Sau khi lắp đặt gạch lên tường thì cứ khoảng 30 cm thì bạn cho thêm thanh gia cố vào để tăng khả năng chống chịu giữa bức tường và các khối thủy tinh lắp đặt lên.
>>>>>Xem thêm: Thiết kế biệt thự biển cần lưu ý điều gì?
Bước 7: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sản phẩm
Sau khi lắp đặt xong, bạn lấy vải mềm lau chùi bề mặt gạch kính lấy sáng để phần vữa không còn dính trên bề mặt.
Bước 8: Kiểm tra kỹ càng bề mặt đã lắp đặt
Bạn nên kiểm tra kỹ càng lại bề mặt và bạn vừa lắp đặt. Đối với những chỗ chưa được khít, bạn có thể dùng khung keo silicon để bít các khối lại trở nên khít hơn.
Bước 9: Tiến hành niêm phong khu vực vừa lắp đặt gạch kính lấy sáng.
Để tránh những va chạm và rủi ro không đáng có sau quá trình lắp đặt. Bạn hãy niêm phong lại và hạn chế tiếp xúc với khu vực này khoảng 2 – 3 ngày để gạch có thể chắc chắn hơn.
Mua gạch lấy sáng ở địa chỉ nào uy tín?
Gạch kính lấy sáng phù hợp với mọi gia đình cũng như không gian trong ngôi nhà của bạn, đó cũng là lý do tại sao nhiều khách hàng tìm đến sản phẩm này khi thiết kế nhà ở. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cũng như đơn vị bán và cung cấp gạch kính lấy sáng, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra sự lựa chọn.
Việc mua phải hàng hiện nay có nguy cơ rất cao, bởi thủ đoạn làm giả đã trở nên vô cùng tinh vi khó lường. Để tránh gặp phải tình trạng này bản thân bạn phải là người am hiểu về các loại gạch hoặc bạn phải chọn được một địa chỉ mua hàng uy tín.
Để xác định đây có phải là địa chỉ uy tín hay không, bạn chỉ cần thường xuyên truy cập để xem thông tin, các phản hồi của những người mua khác. Nếu đây không phải là địa chỉ bán gạch kính lấy sáng chất lượng người mua sẽ phản hồi về nó ở những website khác.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng rồi hoặc các công ty tư vấn về thiết kế và xây dựng, bạn sẽ có những lời khuyên bổ ích trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Gạch kính lấy sáng không khó để lựa chọn, bạn có thể dựa trên những gợi ý trên đây cũng như liên hệ tới Blognhadep.edu.vn để được tư vấn cụ thể khi thiết kế hay trang trí lại không gian sống trong ngôi nhà của bạn.