Mỗi kiểu nhà truyền thống của người Việt đều gắn với đặc điểm địa hình, khí hậu và phong tục tập quán của cư dân bản địa, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhà ở Việt Nam. Hôm nay mời bạn cùng WEDO khám phá các mẫu thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ đẹp mê mẩn khiến bất kỳ ai cũng khó lòng rời mắt.
Bạn đang đọc: Khám phá thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ đầy hoài niệm
Contents
Đôi nét về thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ
Nhà của cư dân Nam Bộ được xây cất quay về bất kỳ hướng nào để thuận tiện cho cuộc sống và làm ăn của họ. Những ngôi nhà của người giàu được xây dựng bằng gỗ quý và mái ngói, hoặc xây dựng bằng bê tông cốt thép với những đồ trang trí đẹp đẽ, sang trọng và đồ đạc quý giá.
Nhà trung nông thường có vườn, sân với diện tích khoảng vài mẫu. Vườn chủ yếu để trồng cây ăn trái, còn sân để trống cho thoáng gió, thỉnh thoảng dùng để phơi lúa, phơi củi. Hoặc có chủ nhà trồng năm bảy chậu kiểng ở đó để ngắm cho vui, vài cây thuốc chữa bách bệnh thông thường, hoặc bụi sả, bụi hành, vài cây ớt.
Mép ngoài sân thường đặt bàn thờ để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, buôn may bán đắt, gia đình yên ấm.
Mép trong của khoảng sân giáp mí với căn nhà thường hàng ba, rộng hay hẹp tùy công trình. Hàng ba này có tác dụng làm dịu cường độ ánh sáng, giảm oi bức vào mùa nắng và hạn chế mưa tạt, gió hắt. Bên canh đó, hàng ba trong thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ còn là nơi dành cho trẻ con chơi đùa, như nhảy dây, đánh chuyền chuyền.
Kết cấu và kỹ thuật nhà ở của cư dân Nam Bộ chủ yếu mô phỏng theo kiểu nhà Việt truyền thống ở Bắc Bộ, chủ yếu là ở Trung Bộ. Mỗi ngôi nhà là một không gian riêng của từng gia đình nên tùy theo sở thích và khả năng kinh tế mà người ta có những cách bố trí nhà cửa khác nhau. Thông thường, người ta chia nhà thành nhà trên và nhà dưới.
Đối với gia đình có nếp sống trung bình, gian giữa sẽ thiết kế phòng khách có bàn thờ, phía trước là bộ ghế dài, hai bên là bộ ván ngựa, thường làm nơi ngủ cho người già (đàn ông). Phía trước hàng ba hay thảo bạt có đặt bàn tròn là nơi tiếp khách uống trà hàng ngày của gia chủ. Phía sau bàn thờ là buồng, nơi để đồ đạc có giá trị trong nhà dưới.
Nhà dưới là nơi diễn ra sinh hoạt hàng ngày của gia đình, nấu nướng, may vá, thêu thùa, ăn uống, tiếp khách thân quen.
Tựu chung lại, thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đồng thời ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của người Nam Bộ được gìn giữ từ xa xưa cho tới ngày nay.
Giới thiệu những thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ đẹp nhất
Nhà rường Nam Bộ
Nhà rường Nam Bộ được coi là một trong những kiểu kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Đây là mô hình nhà ở mang đậm tính nhân văn cũng như trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Nhà Rường Nam Bộ nổi bật với thiết kế giản dị, gần gũi.
Những mẫu nhà rường Nam Bộ thường sẽ mang nét nhẹ nhàng đơn giản, lại mang đến một phong thái hữu tình, duyên dáng hồn quê.
Kiểu nhà này thường có diện tích xây dựng từ 1 gian cho đến 5 gian. Phổ biến nhất là những mẫu nhà rường 3 gian 2 chái. Các mẫu nhà rường đều được chạm khắc những đường nét hoa văn vô cùng tinh xảo. Phần ngói được lợp bằng ngói âm dương giúp cho nhà rường mang một tổng thể kiến trúc vô cùng độc đáo mà không phải mẫu kiến trúc nào cũng có được.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế quán cà phê văn phòng tại Duy Tân – Hà Nội
Kiến trúc nhà ở Nam Bộ mang dấu ấn rõ nét của phong cách thời nhà Nguyễn. Xung quanh ngôi nhà thường sẽ có những khoảng sân rộng để trồng cây ăn quả hoặc bày cây cảnh. Các mẫu nhà cũng theo lối kiến trúc nhà chữ Đinh, chữ Khẩu,…
Thường những mẫu nhà rường Nam Bộ trước đây sẽ được làm bằng các loại gỗ quý như Cẩm Lai, Gỗ đỏ, Gỗ Mật. Các nghệ nhân chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo ở các đầu kèo. Các phần đầu kèo thường được chạm khắc Long, Lân, Quy, Phụng vô cùng tinh tế và sang trọng, thể hiện địa vị chủ nhân.
Nhà nổi miền Tây
Nhà nổi là một loại hình kiến trúc rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây sông nước. Lối kiến trúc đặc biệt này giúp cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây trở nên thuận tiện hơn. Kiến trúc nhà nổi đã xuất hiện từ lâu và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.
Nhà nổi còn được gọi là nhà thuyền hoặc nhà bè. Điểm đặc biệt của kiến trúc nhà nổi là kiểu nhà này giống như những ngôi nhà truyền thống khác nhưng có thể nổi trên mặt nước. Do đó, điểm khác biệt tạo nên sự độc đáo này chính là vật liệu xây dựng. Phần dưới ngôi nhà được thiết kế bằng miếng phao, xốp dày, cứng để giảm áp lực ngôi nhà lên mặt nước, vật liệu sử dụng chủ yếu là gạch, gỗ, nhựa giúp ngôi nhà không bị chìm.
Bên cạnh đó, muốn ngôi nhà trên mặt nước phải cố định và không bị trôi đi, người ta sử dụng dây thừng hoặc neo cố định. Tuy nhiên, neo vẫn được ưu tiên sử dụng để làm cho ngôi nhà có thể di chuyển trên mặt nước dễ dàng hơn.
Nhà gỗ cổ Nam Bộ
Nhắc đến kiến trúc nhà gỗ cổ Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến một không gian sống giản dị, mộc mạc mà thân thuộc. Mặc dù về cơ bản kết cấu nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ không khác nhiều so với kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ, nhưng nhìn và so sánh, hai công trình này sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt, ngay từ cách xử lý. chất liệu gỗ cho đến từng đường nét, hoa văn, chạm trổ,…
Mẫu nhà vườn miền Tây thường sử dụng kỹ thuật đóng kèo và đòn tay theo kiểu guốc chè khác với kỹ thuật ghép nối ở kiến trúc nhà gỗ cổ Bắc Bộ. Với những người thợ lành nghề, hoặc những thợ chạm khắc gỗ có kinh nghiệm, am hiểu về truyền thống cổ xưa, bạn sẽ thấy một ngôi nhà gỗ khác với những ngôi nhà gỗ hiện đại, hay những ngôi nhà giả gỗ ngày nay.
Kết cấu nhà gỗ cổ Nam Bộ đơn giản hơn nhà gỗ Bắc Bộ, thậm chí xét về quy mô thì người Nam Bộ ít quan tâm hơn. Ngôi nhà chỉ cần vừa đủ không gian sống, đường nét chạm trổ nhẹ nhàng, khéo léo, diễn tả sinh hoạt, phong tục tập quán của người nông dân Nam Bộ chịu thương, chịu khó. Sự liên kết liền mạch giữa các không gian tạo nên một ngôi nhà gỗ truyền thống đúng chất Nam Bộ.
>>>>>Xem thêm: Cập nhật mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ 100m2 ấn tượng nhất năm
Với những nét đặc sắc riêng trong thiết kế và vật liệu, những thiết kế nhà kiểu truyền thống Nam Bộ đã truyền tải được phần nào thông điệp về tư tưởng, quan điểm và cuộc sống của người dân nơi này, góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Nếu Quý gia chủ yêu thích thiết kế trên đây, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo form bên dưới để nhận tư vấn kỹ càng.