Rất nhiều gia đình tận dụng gầm cầu thang để thiết kế nhà vệ sinh nhằm tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà. Tuy nhiên theo phong thủy, nhà vệ sinh dưới cầu thang sẽ không tốt, vì vậy cần có những cách hóa giải để ngôi nhà của bạn trọn vẹn hơn. Bài viết này sẽ là những chia sẻ những kinh nghiệm từ kiến trúc sư để các bạn tham khảo.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm hóa giải phong thủy nhà vệ sinh dưới cầu thang
MỤC LỤC
- 1 Lợi ích khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
- 1.1 Tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà
- 1.2 Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công
- 1.3 Tạo không gian sinh hoạt linh hoạt hơn
- 2 Cách hóa giải phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
- 2.1 Hóa giải theo hướng
- 2.2 Chia sẻ cách hóa giải phong thủy nhà vệ sinh từ kiến trúc sư
- 3 Giải
đáp thắc mắc về thiết kế nhà vệ sinh theo phong thủy
Contents
Lợi ích khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Các ngôi nhà mặt phố, nhà cao tầng đặc biệt ở các thành phố lớn, nhiều gia đình đã tận dụng gầm cầu thang để đặt nhà vệ sinh. Có thể nói thiết kế như thế này mang đến rất nhiều điểm cộng cho ngôi nhà.
Tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà
Ưu điểm đầu tiên đó là tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà của bạn. Thay vì dành một khoảng không gian khác trên mặt bằng để đặt nhà vệ sinh thì bạn có thể tận dụng gầm cầu thang. Như vậy ngôi nhà của bạn sẽ có không gian sinh hoạt rộng rãi hơn phải không.
Thay vì bố trí nhà vệ sinh ở đâu, diện tích ra sao thì giờ bạn có thể tận dụng gầm cầu thang và để những không gian còn lại để xe, làm nhà bếp hay phục vụ các nhu cầu khác của gia đình.
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công
Tại sao khi đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang sẽ giúp bạn tiết kiệm được nguyên vật liệu. Đó là bạn có thể tận dụng được những bức tường cũng như gầm cầu thang, sau đó bổ sung thêm một số chi tiết cho phù hợp, như vậy mà bạn đã tiết kiệm được một số nguyên vật liệu cũng như một khoản chi phí để làm vào việc khác rồi phải không.
Tạo không gian sinh hoạt linh hoạt hơn
Nhà vệ sinh là nơi thiếu thẩm mỹ của mỗi ngôi nhà. Vì vậy khi đặt dưới gầm cầu thang sẽ tạo cảm giác che bớt những khuyết điểm trong ngôi nhà của bạn.
Hơn nữa không gian cầu thang được nhà vệ sinh lấp kín, làm cho không gian trở nên đầy đặn và không còn trống trải trong không gian nhà.
Tuy nhiên việc đặt cầu thang cũng cần lưu ý về phong thủy. Bởi nhà vệ sinh mang nhiều âm khí, cầu thang là nơi dẫn linh khí trong nhà. Vì vậy việc hóa giải phong thủy khi nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được nhiều gia đình quan tâm. Dưới đây là kinh nghiệm hóa giải về phong thủy, bạn có thể tham khảo nhé.
Cách hóa giải phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Hóa giải theo hướng
Hướng Đông
Nếu nhà vệ sinh ở gầm cầu thang thuộc hướng Đông sẽ gây bất lợi về đường con cái trong gia đình. Những chàng quý tử của gia đình sẽ rất ngang ngược và khó dạy bảo, khiến bộ mẹ phiền lòng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng.
Cách hóa giải cho vấn đề này đó là sử dụng đèn thắp sáng liên tục cho nhà vệ sinh. Ánh sáng của đèn tượng trưng cho sự thông suốt, kết hợp các loại sáp thơm để giảm bớt khí âm trong không khí, như vậy sẽ giảm được những điều xui xẻo trong cuộc sống gia đình.
Hướng Tây
Nhà vệ sinh đặt ở hướng Tây cũng gây bất lợi về đường con cái, đặc biệt là những gia đình chưa có con. Cùng với đó vận may và cơ hội cũng bị cuốn mất đi. Vậy làm thế nào để hóa giải vấn đề này.
Bạn nên đặt một bức tranh thuộc hành Thủy, như vậy sẽ giúp cho âm khí được rửa trôi, những điều không may mắn sẽ được loại bỏ và không làm ảnh hưởng đến gia đình bạn.
Hướng Nam
Hướng Nam được xem là hướng của thị phi và rắc rối. Nếu bạn đặt nhà vệ sinh theo hướng này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều tai tiếng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng như các mối quan hệ của gia đình bạn.
Để hóa giải trường hợp này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt một chậu nước và thắp 1 ngọn đèn mờ bên trong nhà vệ sinh. Ngọn nến sẽ giúp đem ánh sáng cũng như làm nóng không gian bên trong và cân bằng dương khí cho ngôi nhà của bạn.
Hướng Bắc
Theo phong thủy, nhà vệ sinh đặt hướng này sẽ khiến bạn có nhiều mâu thuẫn với đồng nghiệp, công danh sự nghiệp bị cản trở. Vậy làm thế nào nếu nhà vệ sinh của bạn vướng vào tình trạng này.
Trong trường hợp này bạn nên đặt 1 hòn đá lớn trong nhà vệ sinh. Hòn đá này có nhiệm vụ điều hòa khí âm, giảm thiểu khí này ảnh hưởng đến các không gian khác trong ngôi nhà của bạn.
Chia sẻ cách hóa giải phong thủy nhà vệ sinh từ kiến trúc sư
Sử dụng đá thạch anh bảo bình đặt bên trong nhà vệ sinh sẽ giải tỏa các âm khí trong ngôi nhà. Thạch anh được biết đến là loại đá có dương khí mạnh, có thể hút âm khí trong nhà vệ sinh và hóa giải những khí xấu, giúp cải thiện sức khỏe và tài lộc cho gia đình.
Trong nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang nếu có thể thiết kế cửa sổ càng tốt. Như vậy sẽ giúp điều hòa nguồn khí bên trong với bên ngoài đồng thời sẽ tạo luồng sinh khí tốt cho ngôi nhà của bạn được tốt hơn.
Nhà vệ sinh đặt gầm cầu thang đối diện phòng bếp, hay phòng ngủ, bạn có thể sử dụng vách ngăn phòng bếp để ngăn cách hai không gian này.
Tìm hiểu thêm: Có nên sử dụng sơn chống nóng không, chọn loại sơn nào tốt?
Giải
đáp thắc mắc về thiết kế nhà vệ sinh theo phong thủy
Vị
trí nhà vệ sinh
Nhà
vệ sinh là nơi xử lý sự uế tạp, cần kín đáo, đồng thời không nên tạo ra bất kỳ
xung sát nào với các phòng khác. Nhà vệ sinh không thích hợp đặt tại các phương
vị may mắn và sẽ thích hợp hơn với các phương vị hung sát.
Bạn
có thể đặt ở 4 hung vị đó là: Lục sát, Họa hại, Ngũ quỷ và Tuyệt mệnh. Tại những
vị trí này có thể lấy hung chế hun, độc trị độc hoặc thậm chí hóa dữ lành. Bạn
nên tránh đặt ở phương vị Tài Vị và Văn Xương, sẽ dẫn đến hiểm họa phá sản, làm
cho sự nghiệp xuống dốc.
Không
nên thiết kế nhà vệ sinh hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc
Nhà
vệ sinh không nên đặt tại hướng Tây Nam và Đông Bắc bởi nhà vệ sinh là nơi nước
đến rồi đi, hơi nước quá nặng mà hướng Đông Bắc thuộc quẻ Cấn, hướng Tây Nam là
quẻ Khôn, hai quẻ này trong ngũ hành đều thuộc về tính thổ, nhà vệ sinh thuộc tính
Thủy, thiết kế phương vị Cấn và Khôn thuộc Tổ, sẽ sinh ra Thổ khắc Thủy, như vậy
là đại hung, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không
nên thiết kế nhà vệ sinh ngay giữa nhà
Phong
thủy học rất chú trọng đến vị trí trung tâm ngũ hành là tính Thổ, nhà vệ sinh
thuộc tính Thủy. Nếu vị trí nhà vệ sinh nằm giữa nhà sẽ hình thành Thổ khắc Thủy,
gây bất lợi cho gia chủ.
Đối
với một ngôi nhà, vị trí trung tâm này là chủ mạch, có tác dụng quan trọng
trong phong thủy. Nếu nơi này bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến tài khí, sức khỏe của
các thành viên trong gia đình. Vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí này.
Nhưng
nếu gặp tình huống này thì cách hóa giải chính là đặt trong nhà vệ sinh một chậu
cây trầu bà hoặc đèn chiếu hoạt hóa khí dương. Ngaofi ra phía trước cửa nên
treo rèm cửa và xâu tiền Lục Đế nhằm ngăn uế khí không bị thoát ra ngoài. Tốt
nhất là dặt thêm một chậu muối biển trong nhà vệ sinh để tịnh hóa khí trường.
Hóa
giải cửa nhà vệ sinh đối diện hướng xuống của cầu thang
Cửa
nhà vệ sinh đối diện với hướng đi xuống của cầu thang làm cho khí uế xông thẳng
vào nhà theo lối cầu thang, lan ra các nơi khác trong nhà làm ảnh hưởng đến sức
khỏe và tài vận của các thành viên trong gia đình.
Cách
hóa giải đó là treo rèm cửa và xâu tiền Lục Đế trước cửa nhà vệ sinh. Nếu có quạt
hút và cửa sổ, cần chú ý đến thông gió để loại trừ khí uế ra khỏi nhà, giúp nhà
vệ sinh luôn khô ráo và sạch sẽ.
>>>>>Xem thêm: Xu hướng thiết kế nhà cấp 4 thông minh cập nhật mới nhất
Lưu
ý khi bài trí nhà vệ sinh
Bố
trí nhà vệ sinh hợp phong thủy, bạn nên lưu ý những điều sau:
Nhà
vệ sinh không nên đối diện cửa lớn
Thiết kế nhà vệ sinh tại vị trí kín đáo
Không
nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm ngôi nhà
Cửa
nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa nhà bếp
Nhà
vệ sinh không được ở gần bàn thờ
Đặt
nhà vệ sinh tại vị trí xấu
Trong
nhà vệ sinh nên lắp thêm quạt hút khí, duy trì sự khô ráo
Nhà
vệ sinh tốt nhất có lỗ thông gió, đảm bảo không khí được thông thoáng
Trong
nhà vệ sinh nên đặt thêm cây cảnh hoặc những loài hoa có hương thơm tự nhiên
Nền
của nhà vệ sinh không nên cao hơn nền của những phòng khác
Bố
trí nhà vệ sinh cho người có ngũ hành khuyết thủy
Nhà
vệ sinh có bồn rửa tay, bồn cầu, bồn tắm… là nơi chữa nhiều nước, đối với ngũ hành
của mỗi người đều khác nhau. Đối với người có ngũ hành khuyết Thủy nên dùng lượng
nước trong nhà vệ sinh để tăng thêm vận.
Ví
dụ như bạn có thể sửa cửa nhà vệ sinh thành cửa knhs. Bản thân bồn cầu trong nhà
vẹ sinh là một bồn nước, còn bồn tắm hể hiện sự trữ nước, vì vậy những nười
khuyết Thủy không nên sử dụng vòi hoa sen mà nên dùng bồn tắm sẽ tốt hơn.
Ngũ
hành kỵ Thủy bài trí nhà vệ sinh như thế nào?
Trong
nhà vệ sinh có nhiều nước, những người kỵ Thủy nên giảm thiểu lượng nước sử dụng
trong nhà vệ sinh.
Ví
dụ bồn cầu nên đậy nắp lại, bồn tắm cũng có công dụng trữ nước cho nên không thích
hợp với những người kỵ Thủy. Nếu nhà vệ sinh thường xuyên bị rò rỉ nước, bạn có
thể dùng ạch men màu đỏ thẫm hoặc xanh lá để ốp lên tường và dưới nền, trồng thêm
bốn cây trúc phú quý, đồng thời mở quạt thông hơi nước trong phòng vệ sinh, đảm
bảo cho nhà vệ sinh luôn khô thoáng.
Cách hóa giải phong thủy khi nhà vệ sinh dưới cầu thang hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong bài trí phong thủy cho ngôi nhà, mang đến thịnh vượng, may mắn cho các thành viên trong gia đình.