Nhập trạch là một trong những thủ tục cơ bản để hoàn thiện thủ tục, gia chủ có thể dọn vào sống trong nhà và sinh hoạt như bình thường. Vậy nhập trạch có cần xem tuổi hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Làm lễ nhập trạch có cần xem tuổi và chọn ngày hay không
Xưa nay ông bà ta thường quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhập trạch được xem là lễ thông báo, gia chủ đã hoàn thiện công trình, được ngày lành tháng tốt, muốn làm lễ xin phép để có thể dọn vào ở và sinh hoạt. Bởi mọi người quan niệm mỗi khu vực đều có một vị thần cai quản, lễ nhập trạch thông báo đến các vị thần, để họ biết và có thể giúp đỡ mình trong quá trình sinh sống. Bảo vệ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để sinh sống, làm ăn, đúng nghĩa an cư lạc nghiệp.
Contents
Nhập trạch có cần xem tuổi
Một trong những câu hỏi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua của nhiều chủ nhà chính là lễ nhập trạch có cần xem tuổi. Hay chỉ là chọn ngày lành tháng đẹp để làm lễ, không cần quan tâm đến tuổi của người chủ gia đình.
Nếu như làm nhà phải xem tuổi, không được tuổi mà gia chủ vẫn muốn xây dựng công trình thì phải mượn tuổi làm nhà thì chúng tôi có thể trả lời với các bạn luôn đó là nhập trạch nhất định phải xem tuổi.
Nhập trạch được xem là một trong những vấn đề liên quan đến phong thủy, cần thiết phải xem ngày giờ để tiến hành, nếu làm chu đáo thì gia đình mới có thể gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.
Nhà có nóc, mỗi gia đình sẽ có một người đứng làm chủ, thường thì là con trai, do đó việc xem tuổi chủ nhà để lựa ngày đẹp hợp với tuổi của người chủ không có gì là phản khoa học, bởi vấn đề này nó thuộc về phạm trù tâm linh của người Việt.
Một số người cho rằng nhập trạch có thể không cần xem tuổi, chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt là được. Quan niệm này cũng không hẳn là sai, nó hoàn toàn đúng nếu bạn tin đó là sự thật.
Chọn ngày nhập trạch tốt như thế nào cho đúng
Mặc dù việc xem ngày lễ nhập trạch là căn cứ vào tuổi của người chủ gia đình, tuy nhiên khi xem ngày cũng cần tránh một số điều cần chú ý như sau:
Tránh nhập trạch vào những khoảng thời gian được xem là dành cho người âm như tháng 3 – tết Thanh Minh và tháng 7 – tết Vu lan báo hiếu.
Khi xem ngày nhập trạch cần tránh những ngày hắc đạo như:
+ Ngày Tam Nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27
+ Ngày Thọ tử: 5, 14, 23
+ Ngày Dương công kỵ: tính theo lịch âm gồm 13 tháng giêng, 11 tháng hai, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, 8 tháng 7, 27 tháng 8, 25 tháng 9, 23 tháng 10, 21 tháng 11, 19 tháng chạp
Một số ý kiến cho rằng nên chọn ngày nhập trạch vào những ngày thuộc hành Thủy, hành Kim tránh ngày Hỏa. Chung quy lại quy tắc chọn ngày nhập trạch vô cùng đơn giản: Ưu tiên chọn ngày Hoàng đạo để tiến hành lễ nhập trạch cho gia đình.
Ngoài việc chọn ngày nhập trạch căn cứ theo ngày Hoàng đạo và Hắc đạo, nhiều người còn chọn ngày dựa trên cát hung của chòm sao Bắc Đẩu như:
Năm sinh | Ngày giờ đại kỵ | Ngày giờ có thiên can đại hung |
Thân, Tí Thìn | Mùi | Giáp, Ất, Canh, Tân |
Dần, Ngọ, Tuất | Sửu | Giáp, Ất, Canh, Tân |
Hợi, Mão, Mùi | Tuất | Bính, Đinh, Nhâm, Quý |
Tí, Dậu, Sửu | Thìn | Bính |
Có nhiều gia đình chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà, cụ thể như:
Hướng nhà | Thuộc hành | Hành kỵ | Ngày kỵ |
Đông | Mộc | Kim quá vượng | Tị, Dậu, Sửu |
Đông Nam | Mộc | Kim quá vượng | Tị, Dậu, Sửu |
Tây | Kim | Mộc quá vượng | Hợi, Mão, Mùi |
Tây Bắc | Kim | Mộc quá vượng | Hợi, Mão, Mùi |
Nam | Hỏa | Thủy quá vượng | Thân, Tí, Thìn |
Bắc | Thủy | Hỏa quá vượng | Dần, Ngọ, Tuất |
Đông Bắc | Thổ | Mộc quá vượng | Hợi, Mão, Mùi |
Tây Nam | Thổ | Mộc quá vượng | Hợi, Mão, Mùi |
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch mà gia chủ cần tránh
Làm lễ nhập trạch có cần xem tuổi đã được trả lời, vậy khi làm lễ nhập trạch cần tránh những gì.
Chỉ làm lễ nhập trạch khi đã chọn được giờ lành, ngày đẹp và tháng tốt
Người trong gia đình cần tự tay lựa chọn, dọn đồ đến nhà mới. Nhưng lưu ý dọn đồ đạc vào trước, dọn đồ cúng vào sau
Nếu như trong gia đình có đầy đủ vợ chồng, con cái thì đầu tiên người vợ cầm một chiếc gương tròn đem vào nhà trước, mặt gương soi vào nhà. Sau đó đến lượt gia chủ bê bát hương tổ tiên vào rồi mới lần lượt người nhà mang bếp, chăn đệm cùng với các đồ đạc khác vào sau
Bài vị cúng gia tiên cần do người làm chủ gia đình cầm đến. Nếu như trong gia đình có người tuổi hổ thì nên tránh lúc làm lễ nhập trạch. Bởi dân gian quan niệm rước hổ vào nhà sẽ không có lợi cho gia đình. Sau khi xong thì các thành viên khác trong gia đình cầm tiền vào để cho con đường tại lộc trong căn nhà luôn dồi dào
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị đầy đủ mâm lễ chay và lễ mặn, chuẩn bị chu đáo trước khi đến giờ làm lễ để chuẩn bị tốt nhất cho nghi thức quan trọng này trước khi tiến hành.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất chung cư 55m2 phong cách Industrial phóng khoáng
Lễ nhập trạch diễn ra như thế nào
Lễ vật cần sắm khi nhập trạch
Lễ vật cần chuẩn bị khi làm lễ nhập trạch đó là mâm cơm mặn, rượu, xôi, thịt gà trống, trầu cau. bánh, quả, hương, hoa nến…
Lễ vật là tùy tâm, gia chủ có điều kiện thì có thể sắm lễ to, còn không thì cơ bản là được
Nghi lễ nhập trạch
Đầu tiên gia chủ mang bếp than củi vào nhà, để ở lối ra vào cửa chính, sau đó mở hết các cửa, bật đèn sáng lên trong không gian nhà. Tiếp theo gia chủ sẽ bê bát hương Thổ công bước qua bếp than củi, chân trái bước trước, những người còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và làm như vậy. Sau đó mang tiếp những vật dụng quan trọng thường dùng như chiếu, bếp ga, chổi quét nhà.
Sau đó, gia chủ bày đồ lễ gồm hương hoa, trái cây, mâm cơm mặn đã chuẩn bị trước đó dâng lên bàn thờ gia tiên. Người dâng lễ lên gia tiên là người làm chủ gia đình và là người đọc văn khấn.
Đọc văn khấn thần linh và gia tiên sau khi đã chuẩn bị lễ vật xong xuôi, sau đó bật bếp đun nước đun sôi để mời khách.
Hôm làm lễ nhập trạch, gia chủ nên ngủ lại 1 đêm, nếu như chuyển đến ở hẳn. Nếu ở lại luôn thì cứ vào ở và sinh hoạt bình thường
>>>>>Xem thêm: Tuyển tập những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp 2021 được xây dựng nhiều
Văn khấn nhập trạch
Văn khấn thần linh
Văn khấn thần linh có ý nghĩa quan trọng khi cúng nhập trạch, bởi thần linh là người trực tiếp cai quản khu đất, cho nên muốn về nhà mới phải xin phép thần thổ công, vong linh tại nhà mới.
Nội dung bài văn khấn lễ nhập trạch như sau:
Nam mô a di đà phật! (đọc đi đọc lại 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương trời, cùng chư phật mười phương.
Kính lạy Hoàng thiên hậu thổ và chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần linh thổ địa, bản Gia Táo quân, tất cả các
vị thần linh cai quản xứ này.
Con tên là ………………. Sinh năm(số) ….. tức năm (năm âm lịch) ……..
(ví dụ: 1990 – Canh Ngọ)
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày…. Tháng….. năm (tức ngày
…. Thán…. Năm ….. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương hoa, trầu cau, bày lên
trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:
Các vị thần linh;
Thông minh chính trực;
Giữ ngôi tam thai;
Nắm quyền tạo hóa;
Thế đức hiếu sinh;
Phù hộ dân lành;
Bảo vệ sinh linh;
Nêu cao chính đạo.
Gia đình của chúng ton vừa xây cất (mua được/ thuê được) ngôi
nhà này có địa chỉ là……. Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được
ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho
chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh
gia tiên của chúng con về nhà mới tại …….thờ phụng.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ
trị cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành.
Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất,
các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù
trì ăn lên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những
điều xui rủi.
Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi
mong được thần linh chứng giám!
Cẩn cáo!
Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)
Văn khấn gia tiên
Sau khi đã khấn thần
linh, tiếp theo đến đọc văn cúng nhập trạch xin phép ông bà, tổ tiên cùng về
nhà mới, để con cháu được tiếp tục được thờ cúng.
Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)
Con xin kính lạt Liệt tổ liệt tông họ ……(họ của ông bà tổ tiên)
gia tại thượng
Kính lạy Cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh
Con tên là…… Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày….tháng…..năm…..(tức
ngày….tháng….năm…âm lịch)
Chúng con vừa dọn đến nhà mởi ở địa chỉ……….
Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng
được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu
cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên,
chư vị hưng linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng
lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc
sống hưng thịnh, mọi điều bình an, mạnh khỏe.
Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới…..để tiếp
tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên
chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.
Cẩn cáo!
Nam mô a di đà phật ( đọc đi đọc lại 3 lần)
Như vậy chúng ta vừa hoàn thành các bước lễ nhập trạch, trả lời câu hỏi nhập trạch có cần xem tuổi hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn sớm chuẩn bị tốt nhất lễ nhập trạch vào nhà mới cho gia đình mình nhé.